Huế Xưa - Vườn Cơ Hạ
Vườn Cơ Hạ ở phía Đông Hoàng thành là một đại danh thắng của kinh đô, có
đến 14 cảnh được vua Thiệu Trị đề vịnh, cho vẽ tranh gương, tranh mộc
bản để in thành sách, dựng cả bia đá để khắc thơ...nhưng tất cả nay chỉ
còn trên tư liệu.
Cơ Hạ là một vườn cảnh nằm trong Hoàng thành Huế, do vua Thiệu Trị lập nên vào năm 1843. Vườn Cơ Hạ bao gồm một quần thể sông hồ, núi động, lầu tạ, cung điện liên hoàn, kết hợp hài hoà giữa công trình kiến trúc và cảnh trí thiên nhiên. Cũng như các kiến trúc vườn trong hoàng thành, vườn Cơ Hạ cũng được kiến tạo theo phong thủy, lấy mô típ kiến trúc chữ Khẩu làm trung tâm để liên kết các công trình.
Giữa vườn có hồ nước rộng gọi là Minh Hồ. Bên trái Minh Hồ có đài tạ gọi là Hoà phong. Cầu bắc qua Minh Hồ gọi là Kim Nghệ Ngọc Đống. Hành lang bên phải Minh Hồ gọi là Khả Nguyệt. Giữa Minh Hồ có một đảo nhỏ, trên đảo có lầu gác gọi là Quang Biểu. Lầu đài phía sau Minh Hồ gọi là Thưởng Thắng. Điện chính trong vườn là điện Khám Văn. Đại sảnh trong vườn gọi là Minh Lý. Ngoài ra, vườn còn có nhiều công trình khác như: hang Phúc Duyên, hang Đào Nguyên, ao Thuỵ Liên, sông Trại Võ... Ngày nay, vườn Cơ Hạ đã tàn tạ, hư hỏng gần hết, chỉ còn lại dấu vết của hang động, đồi núi, sông hồ.
Nhận xét
Đăng nhận xét