Huế Xưa - Thái Bình Lâu

Thái Bình Lâu là toà nhà duy nhất ở trong Tử Cấm Thành còn nguyên vẹn sau ngày Pháp trở lại chiếm đóng Huế đầu năm 1947.


Năm 1821, Minh Mạng cho cất một ngôi nhà bằng gỗ ở phía Tây vườn Thiệu Phương mang tên là Trí Nhân Ðường. Ðến đời Thiệu Trị sửa lại và đặt tên là Thanh Hạ Thư Lâu (nhà làm văn). Năm 1887, Ðồng Khánh cho triệt hạ và dựng lầu mới gọi là Thái Bình Ngự Lãm Thư Lâu. Đến thời vua Khải Định lầu được sửa lại, dùng sành, sứ khảm trạm rất công phu.



Thái Bình Lâu, mặt hướng Tây với hòn non bộ trong hồ vuông

Phía Tây lầu trông xuống một hồ vuông trong xếp đá thành non bộ giả cảnh thiên nhiên thật là hấp dẫn. Ở bên trái toà dựng lầu Tứ Phương Vô Ngu, bên phải dựng hành lang Hoá Nhật Thư Trường, rồi ở bên trái đình Bát Phong dựng gác nhỏ gọi là Lục Trì Thần Thông, bên phải dựng phòng Thận Tu, ở phía Bắc phòng ấy dựng lầu Lục Giác, bên trái lầu ấy dựng Trạch Trung, phía trước gọi là nhà Ðức Viên. Cầu, hành lang liền nhau, ao hồ nước thông chảy suốt, xem rất nên thơ.


64

Công trình là một tòa nhà kép, gồm tiền sảnh, chính doanh, hậu doanh nối liền nhau bằng hai máng thoát nước. Mặt nền cao hơn đất 1m, mặt trước là bốn cột xây bằng gạch trát vữa. Phía trước có 3 chữ Thái Bình Lâu và hai bên là hai bài văn do vua Khải Định ngự chế.

Sau tiền sảnh là chính doanh. Đây là một ngôi nhà 2 tầng cao 9.55m, mái được lợp bằn ngói âm dương tráng men vàng với nhiều trang trí rất đẹp và lộng lẫy như hình những con dơi tượng trưng cho Ngũ Phúc và hai bờ nóc đắp nổi hai hình hồi long đầy uy lực. Hậu doanh có 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói liệt, hai đầu hồi có đắp nổi đề tài Hải ốc thiêm trù với hình ảnh ba ông già chúc thọ cho nhau.


Mặt trước Thái Bình Lâu


Ba chữ Thái Bình Lâu với hai bên là hai bài văn của vua Khải Định


Góc chụp bên


Bức khảm Hải Ốc Khiêm Trù (Hải: biển; Ốc: nhà; Thiêm: thêm; Trù: thẻ). Ngày xưa có ba ông lão gặp nhau, hỏi tuổi nhau. Một ông nói: “Hễ khi nào biển hoá ra ruộng thì tôi bỏ thêm một cái thẻ. Nay đã được mười thẻ rồi”, hàm ý sống rất lâu.


Từ Thái Bình Lâu có lối ra hồ Ngọc Dịch, nơi vua đi dạo.

63

Bức ảnh chụp toàn cảnh Thái Bình Lâu nhìn từ phía hồ Ngọc Dịch. Tuy nhiên chú thích trên ảnh ghi Viện Dưỡng Tâm, một công trình ở cạnh đó, không còn đến ngày nay.

Nhận xét