Huế Xưa - Chuyện đời thái giám triều Nguyễn
Những lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, sông Hương núi Ngự… Những phong tục, những món ăn dân dã, những sinh kế xưa tốt đẹp. Điệu Nam ai Nam bình có một không hai… Quá nhiều thứ để làm rạng danh đất thần kinh xưa – Cố đô Huế. Và cũng dễ lý giải khi ít ai lại để ý đến một nghĩa trang dành riêng cho các thái giám ở chùa Từ Hiếu, thuộc làng Dương Xuân Thượng, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế). Nhỏ bé, trầm mặc nhưng thế mới đặc trưng đất Huế.
Phận nghiệp lạ kỳ
“Dẫu biết không có gì vĩnh cửu và sẽ đi vào quên lãng bởi thời gian. Dẫu biết mấy mươi năm bom đạn chiến tranh muôn phần tàn phá. Nhưng nhìn cảnh tượng 25 nấm mồ của các thái giám trơ trọi giữa hoang vắng rong rêu và ít người lai vãng, vẫn không khỏi chút chạnh lòng thầm trách hậu thế đã hững hờ…”.
Trong chế độ quân chủ phương Đông, lực lượng thái giám (còn gọi là hoạn quan) phục vụ trong cung nhiều hay ít, có được tham gia triều chính hay không sẽ phụ thuộc vào sự thịnh vượng của vương triều và đức vua. Vị anh hùng trong lịch sử chống ngoại xâm – danh tướng Lý Thường Kiệt – cũng là hoạn quan dưới ba triều vua Lý. Nhưng ông thuộc vào sự hiếm hoi của biến cố lịch sử. Giống như tất cả các triều đại phong kiến khác, triều Nguyễn tuyển chọn thái giám vào cung chỉ với công dụng giám sát và phục vụ đội ngũ cung phi, mỹ nữ vốn hùng hậu. Trong tam cung lục viện ở Đại nội thường có khoảng vài chục thái giám phục vụ.
Giáp đoạn chớm tàn của các chế độ phong kiến phương Đông mà tiêu biểu là các triều phong kiến Trung Hoa, lợi dụng triều chính không nghiêm và sự gần gũi bằng kiểu ăn nói ton hót rỉ tai trong chốn thâm cung, các thái giám đã không ít lần nhiễu nhương chính sự, gây nhiều biến cố tai hại. Lấy đó làm bài học, vua Minh Mạng (nắm ngôi từ 1820 – 1841) đã ban một chỉ dụ về việc dụng thái giám: “Cho họ người nào việc ấy để sai khiến hầu hạ nhưng mãi mãi không cho dự vào giai và phẩm hàm quan chức. Vì chức vụ của họ là để nội đình sai khiến và truyền lệnh mà thôi. Tất cả triều chính và việc ngoài đều không được tham dự, kẻ nào vi phạm phải trừng trị nặng, không khoan tha. Trẫm đã dặn dò, hết sức mưu tính sâu xa cho đời sau…”. Chỉ dụ ấy nay vẫn còn lưu giữ toàn văn trên tấm bia đá tại Văn thánh trong Văn Miếu (Huế).
Chỉ dụ cũng chia thái giám thành 5 đẳng. Thấp nhất là thừa biện và cung phụng, hưởng bổng lộc của triều đình là 2 quan tiền và 2 phương gạo/tháng. Cao nhất là quảng vụ, được cấp 6 quan và 4 phương gạo. Các thái giám phải diện loại y phục riêng: mũ đội khác các quan triều, áo dài xanh bằng lụa cài hoa trước ngực. Các thái giám thường ăn ở, phục vụ trong Đại nội. Nhiều nhất là Tử Cấm thành. Họ vừa phục vụ vừa đảm trách việc quản lý các cung tần, mỹ nữ. Cả sắp xếp việc vua gặp một nàng nào đó khi vua chọn, rồi tỉ mỉ ghi chép lại, tránh sự nhầm lẫn về sau. Một số khác lên các lăng tẩm để phục vụ các bà cung phi góa bụa phải “ấp mộ” sau khi vua băng hà.
Vốn con rể của hoàng tộc, nhà Huế học Phan Thuận An là người am hiểu về triều Nguyễn thuộc vào hàng nhất nhì trong giới nghiên cứu. Theo ông, cần phân biệt hai loại thái giám: “giám lặt” và “giám sinh”. Giám lặt là những người đàn ông tự nguyện thiến “của quý” để vào cung. Giám sanh là không thể phân biệt được nam hay nữ, bẩm sinh đã không có bộ phận sinh dục. Ở làng nào có giám sanh ra đời thì phụ mẫu phải đem trình làng, rồi làng trình bộ. Bộ sẽ cắt cử người dạy dỗ theo nghi lễ cung cấm, để lớn lên vào cung làm thái giám. Đứa trẻ ấy được xưng danh là ông bộ. Làng mà có ông bộ coi như được phước to bởi khi ông bộ tiến cung thì làng sẽ được miễn thuế trong vòng 3 năm. Câu cửa miệng dân gian: “Vui như làng đẻ ông Bộ” cũng bởi nguyên do đó.
Các thái giám vốn phi nam, phi nữ nên đa phần đều có điệu bộ, kiểu ăn nói và tính cách khác người thường. Mấy dòng thơ của cụ Tôn Thất Lương khi trông thấy các thái giám làm việc cũng bộc tả điều này:
“Dâng hương đầu bạc bốn năm cô
Quét lá áo xanh ba bốn chú”
Một nhóm các hoạn quan
Trang phục của thái giám là loại áo lụa xanh, dệt hoa thêu phía trước. Phiên bản ảnh tô mầu này không xác thực
Một nhóm giám sinh và giám lặt
Tuy mang chú thích khác, nhưng vẫn những gương mặt đã gặp ở các bức ảnh trên
“An nghỉ” cũng chẳng giống ai
Một bộ phim của Trung Hoa có tựa đề Vị thái giám cuối cùng, với một đoạn tái hiện lại: Khi quân cách mạng tràn vào Tử Cấm thành (Bắc Kinh), các thái giám hoảng loạn chạy qua các cung điện. Không phải họ chạy trốn, mà chạy về nơi cất giữ cái thực khí của mình – cái mà họ đã lìa bỏ khi vào cung, rồi mang theo, để khi chết sẽ được toàn thây. Hàng trăm con người chen lấn để mong lấy lại được cái phần chứng tỏ con người ấy… Phận đời thái giám đã khiến họ không còn sợ hãi cái chết, nhưng lại sợ chết không toàn thây. Và vị thái giám cuối cùng đã bị dòng thác lịch sử cuốn về với cõi trần ai gió bụi, khi chết vẫn thiếu đi mảnh da thịt tội nghiệp ấy… Về cuối đời, các thái giám triều Nguyễn phải cư trú ở một ngôi nhà phía Bắc hoàng thành là Cung Giám viện. Họ không được chết ở những chốn linh thiêng như trong Đại nội hoặc trên lăng tẩm. Nhiều người chống đỡ sự tuyệt tự và hoàn cảnh neo đơn của tuổi già bằng cách xin nhận con nuôi để có người nhang khói về sau.
Bởi lo lắng không có chốn khi nằm xuống, bát hương sẽ lạnh trong ngày giỗ nên khi còn sống, nhiều thái giám đã liệu tính cho mình một nơi an nghỉ. Năm 1943, dưới thời vua Thiệu Trị, thái giám Châu Phước Năng đã đứng ra quyên góp tiền trùng tu chùa Từ Hiếu – một ngôi chùa khá nổi tiếng – lấy đó làm chốn an nghỉ. Đến năm 1893, nhiều thái giám dưới ngôi Thành Thái đã cùng đóng góp tiền của để tu sửa lại chùa. Và thành lệ, hàng năm các thái giám đều có phần công đức để sau khi chết, họ được nhà chùa mai tang và cúng giỗ. Từ Hiếu dần trở thành nơi an nghỉ của các thái giám triều Nguyễn (tất nhiên là không phải tất cả đều được chôn tại đây). Tên gọi khác – “Chùa Thái Giám” cũng bởi vậy mà ra.
Nằm cách thành Huế về phía Tây Nam khoảng 7km, chùa Từ Hiếu không thuộc vào hàng đồ sộ và đẹp nhất về kiến trúc ở Cố đô nhưng lại có phong cảnh trầm mặc, u nhã đúng chất phong vị chốn Phật. Tọa lạc trên một vùng đồi núi, trước khi qua cổng tam quan vào chùa thì có một con suối, nước mãi róc rách bốn mùa. Trước suối là một đồi thông như bức bình phong che chắn. Tất cả tạo nên như một bức tranh phong thủy hữu tình.
Một bộ phim của Trung Hoa có tựa đề Vị thái giám cuối cùng, với một đoạn tái hiện lại: Khi quân cách mạng tràn vào Tử Cấm thành (Bắc Kinh), các thái giám hoảng loạn chạy qua các cung điện. Không phải họ chạy trốn, mà chạy về nơi cất giữ cái thực khí của mình – cái mà họ đã lìa bỏ khi vào cung, rồi mang theo, để khi chết sẽ được toàn thây. Hàng trăm con người chen lấn để mong lấy lại được cái phần chứng tỏ con người ấy… Phận đời thái giám đã khiến họ không còn sợ hãi cái chết, nhưng lại sợ chết không toàn thây. Và vị thái giám cuối cùng đã bị dòng thác lịch sử cuốn về với cõi trần ai gió bụi, khi chết vẫn thiếu đi mảnh da thịt tội nghiệp ấy… Về cuối đời, các thái giám triều Nguyễn phải cư trú ở một ngôi nhà phía Bắc hoàng thành là Cung Giám viện. Họ không được chết ở những chốn linh thiêng như trong Đại nội hoặc trên lăng tẩm. Nhiều người chống đỡ sự tuyệt tự và hoàn cảnh neo đơn của tuổi già bằng cách xin nhận con nuôi để có người nhang khói về sau.
Bởi lo lắng không có chốn khi nằm xuống, bát hương sẽ lạnh trong ngày giỗ nên khi còn sống, nhiều thái giám đã liệu tính cho mình một nơi an nghỉ. Năm 1943, dưới thời vua Thiệu Trị, thái giám Châu Phước Năng đã đứng ra quyên góp tiền trùng tu chùa Từ Hiếu – một ngôi chùa khá nổi tiếng – lấy đó làm chốn an nghỉ. Đến năm 1893, nhiều thái giám dưới ngôi Thành Thái đã cùng đóng góp tiền của để tu sửa lại chùa. Và thành lệ, hàng năm các thái giám đều có phần công đức để sau khi chết, họ được nhà chùa mai tang và cúng giỗ. Từ Hiếu dần trở thành nơi an nghỉ của các thái giám triều Nguyễn (tất nhiên là không phải tất cả đều được chôn tại đây). Tên gọi khác – “Chùa Thái Giám” cũng bởi vậy mà ra.
Nằm cách thành Huế về phía Tây Nam khoảng 7km, chùa Từ Hiếu không thuộc vào hàng đồ sộ và đẹp nhất về kiến trúc ở Cố đô nhưng lại có phong cảnh trầm mặc, u nhã đúng chất phong vị chốn Phật. Tọa lạc trên một vùng đồi núi, trước khi qua cổng tam quan vào chùa thì có một con suối, nước mãi róc rách bốn mùa. Trước suối là một đồi thông như bức bình phong che chắn. Tất cả tạo nên như một bức tranh phong thủy hữu tình.
Chùa Từ Hiếu
Và nghĩa trang thái giám
Cách ngôi chính điện của chùa Từ Hiếu khoảng 50m về hướng trái là khu mộ địa của các quan thái giám. Nằm giữa chốn phong thủy ấy nên cũng nhuốm vẻ u buồn. Theo sự khảo sát rất tỉ mỉ của các nhà Huế học: Khu mộ hình chữ nhật với 26,03m chiều dài và 19,05m rộng. Được bao quanh bởi bốn bức tường dày 0,79m; cao 1,78m.
Số mộ đếm được trong nghĩa trang này là 25 ngôi, chia thành 3 dãy. Trong đó, 21 ngôi còn nguyên vẹn, có bia khắc tên tuổi, quê quán, pháp danh, chức vụ và ngày mất. Rõ ràng nhất là bia số 22 (ở dãy trong cùng) có khắc: Hoàng triều Cung Giám viện, quảng vụ Nguyễn Hầu, người ở thôn Nhi, xã Hoàng Công, tổng Hoàng Công, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội. Mất ngày 15 tháng Giêng năm Khải Định thứ V (1920). Nhiều bia mộ khác vẫn còn đọc rõ chữ.
Xúc động nhất trong khu nghĩa trang này là tấm bia ký sắc tứ đất chôn mộ nằm ở phía mặt tiền. Bia chỉ cao quá 1m, rộng hơn 0,5m nhưng nội dung có thể khiến người đọc không khỏi xót xa: “Nhân nghĩ rằng nếu không lo kể về sau, khi còn sống thì nương nhờ chốn Phật, mà khi chúng ta chết thì biết nương tựa vào đâu. Nhận thấy ở góc thành phía Tây Nam có một đám đất, lấy gạch xây thành để về sau làm nơi chôn mộ. Ở đó làm một cái am lợp ngói để thường năm thờ cúng, gần nơi của Phật mới là nơi thừa tự lâu dài. Và ngày thường cùng bằng hữu nếu ai ốm đau có chỗ ra vào dưỡng bệnh, khi nằm xuống có chỗ tống táng”.
Sau triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam chỉ còn sót lại ba vị thái giám là giám Đồng, giám Tuần và giám Đề. Giám Đồng – vị thái giám cuối cùng cũng đã mất vào năm 1998 nhưng không được chôn ở chùa Từ Hiếu.
Mộ thái giám trong chùa Từ Hiếu
Trần Nguyên Phong
Đọc thêm:
Lạnh lẽo đời thái giám
Đìu hiu nghĩa địa thái giám triều Nguyễn
Nhận xét
Đăng nhận xét