Huế Xưa - Tượng binh
Voi là loài vật hoang dã sớm được con người thuần dưỡng để phục vụ cho cuộc sống. Các triều đại như Ngô, Đinh, Lý, Trần, Lê... thường dùng voi trong sinh hoạt cung đình. Đến thời Nguyễn voi được dùng trong chiến đấu gọi là tượng binh. Ngày xưa, nếu ở vùng thôn quê, buôn làng, voi chỉ có thêm chiếc bành, tấm lót lưng, dây xích, chuông để sử dụng, quản lý voi; còn ở chốn kinh thành, tỉnh thành, chúng được chăm sóc và trưng diện với bộ trang sức rất cầu kỳ. Trang sức chẳng những để làm đẹp, oai phong cho những ông tượng mà còn khẳng định thứ bậc của từng con voi. Trước đây, voi là sản vật quý để tiến cống giữa các quốc gia nhằm tăng cường mối quan hệ bang giao. Triều đình thường chọn những chú voi khỏe mạnh và trang sức thêm vàng bạc, châu báu trên ngà, trên thân hình để tôn vẻ đẹp, nâng giá trị cho chúng trước khi dâng tặng. Sách Lịch triều hiến chương loại chí viết: Khi Tống Hiến Tông lên ngôi vào năm 1172, vua Lý sai Doãn Tử Tư, Lý Bang Chính và Nguyễn Văn Hiếu đi sứ cống 10 con voi l...