Huế Xưa - Bưu ảnh tin tức


Không phân biệt thể loại, bưu ảnh xưa bao trùm lên mọi đề tài từ danh lam thắng cảnh, các công trình, các di tích lịch sử, đời sống sinh hoạt, dân tộc học...đến các sự kiên thời sự, chiến tranh... Chính vì vậy nó có giá trị như một pho sử bằng hình ảnh về thời kì thuộc địa của Pháp. Bộ bưu ảnh Huế thuộc thể loại tin tức, thời sự dưới đây là một ví dụ.  (Lý do đánh số của cả bộ ảnh không rõ ràng)

Một số hình ảnh Huế

Photobucket

37. Sông Hương

Photobucket

38. Đánh cá trên sông

Photobucket

39. Thuyền trên sông Hương

Photobucket

40. Một đám cưới


Lễ Tứ Tuần Đại Khánh (mừng thọ 40 tuổi) của vua Khải Định
(Xem đầy đủ bộ ảnh lưu trữ

Vua Khải Định (chữ Hán: 啟定; 8 tháng 10, 1885 – 6 tháng 11, 1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị vua thứ mười hai nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925.

Nguyễn Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo (阮福寶嶹), còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn (阮福昶), con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục, sinh ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu tức 8 tháng 10 năm 1885.

Khi vua Đồng Khánh qua đời, Bửu Đảo còn nhỏ tuổi nên không được kế vị. Nǎm 1906 Bửu Đảo được phong là Phụng Hóa Công. Bửu Đảo là người mê cờ bạc, thường xuyên bị thua, có khi phải cầm bán cả những đồ dùng và những người hầu hạ. Bửu Đảo còn bắt vợ mình, là con gái của quan đại thần Trương Như Cương, về xin tiền bố mẹ gán nợ để đánh bạc tiếp.

Việc Bửu Đảo lên ngôi cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Vì sau khi buộc tội vua Duy Tân, người Pháp đã có ý muốn xóa bỏ nền quân chủ ở Việt Nam nhưng các triều thần, đặc biệt là thượng thư Nguyễn Hữu Bài không chịu nên Pháp phải chiều theo ý.

Ngày 18 tháng 5 năm 1916, Nguyễn Phúc Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định.

Dưới thời vua Khải Định, triều đình Huế không có xích mích với Pháp. Mọi việc đều do Tòa khâm sứ định đoạt. Khải Định cũng kết thân với Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gắm con mình là Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại) cho vợ chồng Khâm sứ. Khải Định bị đánh giá là một vị vua chỉ ham chơi bời. Ông tự sáng chế ra những bộ y phục mới cho mình và cho cả quan hộ vệ. Ông rất chuộng trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa và thường bị đả kích trên báo chí đương thời.

 photo Copyof11TTKD_zpsfb610b36.jpg

11. Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định - Hoàng Đế rời điện Kiến Trung

 photo Copyof12TTKD_zpsa78aa2a2.jpg

12. Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định - Kiệu Hoàng thái hậu xuất phát đi dự hội

Photobucket

12. Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định - Cờ xí trong Đại Nội

Photobucket

13. Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định - Lồng đèn treo treo các bờ thành

Photobucket

14. Điện Thái Hòa

 photo Copyof517_001_zps99837223.jpg

15. Ngự binh 

Photobucket

15. Vua Khải Định trong điẹn Cần Chánh

Photobucket

16. Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định - Đoàn nghệ sĩ miền Nam

Photobucket

17. Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định - Đoàn nghệ sĩ miền Bắc

 photo Copyof17TTKD_zpsadcf5993.jpg

17. Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định - Một điệu múa

Photobucket

18. Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định - Đoàn vũ công người dân tộc thiểu số


Tang lễ vua Khải Định
(Xem đầy đủ bộ ảnh lưu trữ)


 photo Copyof21TLKD_zps8c54400a.jpg
21. Đám tang vua Khải Định - Rước tấm biển ghi công trạng vua Khải Định

Photobucket

24. Đám tang vua Khải Định - Đoàn voi đi mở đường

 photo Copyof25TLKD_zps51439d51.jpg 
25. Đám tang vua Khải Định - Đoàn hát

Photobucket

25. Đám tang vua Khải Định - Đoàn rước lồng đèn

Photobucket

26. Đám tang vua Khải Định - Đoàn rước phướn

Photobucket

27. Đám tang vua Khải Định - Đoàn hát

Photobucket

28. Đám tang vua Khải Định - Tháp giấy

Photobucket

29. Đám tang vua Khải Định - Đưa xe tang qua cổng thành

Photobucket

30. Đám tang vua Khải Định - Linh cữu

Photobucket

31. Đám tang vua Khải Định - Dân chúng đi xem trên sông Hương

Photobucket

32. Đám tang vua Khải Định - Đoàn rước đi qua một ngọn đồi

Photobucket

33. Đám tang vua Khải Định - Nhà quàn trước lăng

Photobucket

34. Đám Tang vua Khải Định - Đưa quan tài vào lăng

Photobucket

35. Đám tang vua Khải Định - Đốt mã

Photobucket

36. Lăng Khải Định


Lễ lên ngôi của vua Bảo Đại
(Xem đầy đủ bộ ảnh lưu trữ

Bảo Đại (chữ Hán: 保大; 22 tháng 10, 1913 – 31 tháng 7, 1997) là vị Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam.

Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), còn có tên Nguyễn Phúc Thiển (阮福晪), sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 tại Huế, là con của vua Khải Định và bà Từ Cung Hoàng Thị Cúc. Về thân thế của Bảo Đại vẫn còn nhiều nghi ngờ, vì vua Khải Định bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà.

Ngày 28 tháng 4 năm 1922, Vĩnh Thuỵ được xác lập Đông cung Hoàng Thái tử. Ngày 15 tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thuỵ cùng vua cha Khải Định sang Pháp để thưởng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille, Pháp. Tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques), Paris.

Tháng 2 năm 1924, Vĩnh Thụy về nước để dự Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định, đến tháng 11 năm 1924 trở lại nước Pháp để tiếp tục học.

Vua Khải Định mất ngày 6 tháng 11 năm 1925, Vĩnh Thụy về nước thọ tang vua cha và ngày 8 tháng 1 năm 1926, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua lấy niên hiệu Bảo Đại. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập. Từ niên khóa 1930, Bảo Đại theo học trường Khoa học Chính trị (Sciences Po). Sau 10 năm đào tạo ở "Mẫu quốc" ngày 16 tháng 8 năm 1932, Bảo Đại cùng triều quan, xuống tàu D' artagnan về nước. Ngày 19 tháng 9 năm 1932, Bảo Đại ra đạo dụ số một tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Nam triều. Văn bản này hủy bỏ "Quy ước" ngày 16 tháng 11 năm 1925 lập ra sau khi Khải Định chết.

Photobucket

19. Hoàng đế Bảo Đại

Photobucket

20. Lễ lên ngôi của vua Bảo Đại - Đám rước xuất hành

Photobucket

21. Lễ lên ngôi của vua Bảo Đại - Dàn nhạc cung đình trong Điện Thái Hòa

Photobucket

22. Lễ lên ngôi của vua Bảo Đại - Trang nghiêm lắng nghe

Photobucket

23. Lễ lên ngôi của vua Bảo Đại - Bá quan phủ phục trước Điện Thái Hòa


Lễ Tế Nam Giao
(Bài Tìm hiểu Lễ tế Nam Giao dưới triều đại phong kiến Việt Nam)

Lễ Tế Giao là lễ tế Trời, Đất và các vị thần linh quan trọng nhất trong bờ cõi quốc gia. Bởi vậy, trong chế độ quân chủ phong kiến ở nước ta, đây là lễ tế quan trọng nhất và được tiến hành hoành tráng, trang trọng nhất.

Lễ tế Giao được thực hiện tại Đàn Nam Giao. Đàn được xây dựng dưới triều Nguyễn vào năm 1803, đặt tại làng An Ninh, thời vua Gia Long. Năm 1806, đàn được dời về phía nam của kinh thành Huế, trên một quả đồi lớn thuộc làng Dương Xuân, nay thuộc địa phận phường Trường An, thành phố Huế. Đàn Nam Giao gồm 3 tầng, tầng trên hình tròn tượng trưng cho Trời, hai tầng dưới hình vuông tượng trưng cho Đất và Con Người. Lễ Tế Giao đầu tiên dưới thời Nguyễn được tổ chức năm 1807 và từ đó trở đi được tổ chức vào mùa xuân hàng năm cho đến thời Thành Thái, vào năm 1907, thì đổi lại 3 năm một lần.

Theo quan niệm xưa "Vua là Thiên tử" (con trời) nên chỉ có vua mới được quyền cúng tế trời đất (cha mẹ của vua), cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, tạ ơn trời đất. Chủ tế: nhà vua và các quan phải trai giới 3 ngày trước khi tế. (Dưới thời Bảo Đại, thời gian trai giới rút xuống còn 1 ngày).

Trước khi cử hành lễ tế chính có kỳ lễ tập để các quan dự sự diễn. Thời Pháp thuộc, những người muốn xem lễ này phải có giấy phép. Người Pháp thì xin giấy phép ở phòng Du lịch (Bureau du Tourisme) tại tòa Khâm sứ, người Việt thì xin ở bộ Lễ. Phóng viên các báo và nhiếp ảnh viên thì xin giấy phép tại sở Liêm phóng (như sở Công an). Người xem lễ tập phải ăn mặc chỉnh tề. Đàn ông, đàn bà đều được xem. Giấy phép xem lễ tập không được dùng để xem đại tế.

Đại tế ở Viên đàn do vua chủ tế, chỉ một số ít người do vua mời mới được dự. Tại Phường đàn, những người có giấy mời của phòng Bí thư (Secrétariat Particulier) tòa Khâm sứ mới được xem. Theo qui định, phụ nữ không được xem đại tế, người xem đại tế phải mặc phẩm phục hoặc lễ phục.

Photobucket

1. Lễ tế Nam Giao - Đoàn rước đi qua Ngọ Môn

Photobucket

2. Lễ tế Nam Giao - Đoàn rước cờ đuôi nheo

Photobucket

3. Lễ tế Nam Giao - Kị binh

Photobucket

4. Lễ tế Nam Giao - Kiệu vua

Photobucket

5. Lễ tế Nam Giao - Các nhạc công gõ chũm chọe

Photobucket

6. Lễ tế Nam Giao - Các nhạc công chơi trống

Photobucket

7. Lễ tế Nam Giao - Các nhạc công thổi kèn

 photo Copyof082_001_zpsd4ebe683.jpg

Lễ tế Nam Giao - Đại cảnh 

Photobucket

8. Lễ tế Nam Giao - Dàn nhạc truyền thống trên Tùng đàn (tầng thứ hai)

Photobucket

9. Lễ tế Nam Giao - Bàn thờ được đặt trên Tùng đàn

Photobucket

10. Lễ tế Nam Giao - Cảnh hiến tế

Photobucket

11. Lễ tế Nam Giao - Lễ hồi cung


LỄ TẾ NAM GIAO DƯỚI THỜ VUA BẢO ĐẠI

 photo 1LTNG_zps5417f3cf.jpg

1. Lễ tế Nam Giao - Kiệu vua đến Trai Cung

 photo 2LTNGb_zps42536bfc.jpg

2. Lễ tế Nam Giao - Vua Bảo Đại đến Trai Cung  - Các quan thủ lễ

 photo 3LTNG_zps09c65c9c.jpg

3. Lễ tế Nam Giao - Vua Bảo Đại bước lên đàn làm lễ

 photo 2LTNG_zps6bee9ee4.jpg

2. Lễ tế Nam Giao - Voi dẫn đầu đoàn rước 

 photo 4LTNGb_zpsa637eebe.jpg

4. Lễ tế Nam Giao  - Múa khiên  

Photobucket 
5. Lễ tế Nam Giao - Múa gươm


Nhận xét