Ngày Xưa Sa Đéc
Thị xã Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp, nằm ở bờ Nam sông Tiền. Tây giáp huyện Lấp Vò, Lai Vung. Nam giáp Châu Thành. Đông giáp huyện Cao Lãnh. Trong kí ức của Marguarite Duras, đó là vùng đất của sình lầy, lúa gạo và những chàm chim. Sa Đéc ngày nay còn nổi tiếng với những làng hoa lớn nhất Việt Nam.
Theo vikipedia: Trước khi chúa Nguyễn khai phá miền đất phía Nam, Sa Đéc thuộc đất Tầm Phong Long của Thủy Chân Lạp, tên gọi nguyên gốc là Phsar Dek nghĩa là "chợ sắt" trong tiếng Khmer, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phsar Dek là tên một vị thuỷ thần Khmer. Nếu tính từ năm 1750, khi chúa Nguyễn thành lập năm đạo ở miền Tây Nam Bộ để bảo vệ dinh Long Hồ, trong đó có thị xã Sa Đéc và một số huyện lân cận thì thị xã này đã có trên 260 tuổi.
Sa Giang là tên dòng sông chảy ngang qua thị tứ sầm uất này. Đó là tuyến giao thương đường sông quan trọng nối liền sông Hậu với sông Tiền, góp phần làm vùng đất này trở thành một trung tâm kinh tế.
Nhật ấn bưu điện tháng 4 năm 1904. Trên ảnh đã thấy những cây cầu do người Pháp xây dựng.
Hệ thống kênh rạch chằng chịt, mang phù sa sông Tiền, sông Hậu bồi đắp màu mỡ cho những cánh đồng lúa, những vườn cây trái.
Ghe thuyền ngược xuôi trên những dòng kênh ...
xanh mướt những vườn cây trái
Một ngôi làng
Một ngư dân
Thị tứ bên dòng kênh với những cây cầu
Sinh hoạt của người dân gắn liền với kênh rạch
Con rạch gần nhà thương Sa Đéc
Nhà thương Sa Đéc được khởi công xây cất tháng 10 năm 1905 trên đường Paster, làng Tân Hưng, tổng An Hội (phường 4, Thị xã Sa Đéc ngày nay). Đến năm 1978 bờ sông Tiền bị sạt lỡ, bệnh viện phải di dời đến khu vực mới Hòa khánh thuộc phường 2
Với vị trí địa lý đặc biệt của mình, Sa Đéc vừa là trung tâm sản xuất vừa là trung tâm thu gom, tập kết lúa gạo, lâm thủy sản và hàng hóa khác của địa phương, rồi dùng phương tiện vận tải thủy chuyên chở lên bán tận Sài Gòn, Nam Vang và nhiều nơi khác, rồi thu mua hàng hóa ở các nơi này, chở về bán cho địa phương.
Thị tứ nằm bên sông. Người dân tìm đến vùng đất được được thiên nhiên ưu đãi lập làng khá sớm.
Cảnh vật giống như các sách xưa tả về Sa Đéc: chợ và phố ở ven sông liên tiếp với nhau dài đến năm dặm, dưới sông là trúc gác lên (nhà bè trên tre) cửa nhà la liệt thành hàng hoặc mua bán tơ lụa và đồ dùng, hoặc mua bán dầu trám, dầu rái, nguyên liệu chính làm nghề xăm trét ghe thuyền, than gỗ chủ yếu làm nghề gốm thô, gạch ngói, mây tre, muối mắm, trên bờ và giữa sông hàng hóa san sát thật là nơi phồn hoa.
Dãy phố ven sông. Sa Đéc từng là vùng sung túc nhất Nam bộ xưa vì thế ở đây có nhiều gia đình giàu có, dấu ấn họ để lại là những ngôi cổ được xây cất vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. (clip Nhà cổ Sa Đéc: phần 1, phần 2)
Chợ cá Sa Đéc
... với những ngôi nhà kiến trúc thuộc địa cách đó không xa
Khu chợ chính nằm sát bên sông
Quang cảnh chợ trung tâm nhìn từ bờ sông đối diện
Toàn cảnh các dãy phố chợ thời gian muộn hơn. Bức ảnh có thể được chụp từ tháp chuông nhà thờ Sadec, hãy để ý đến công trình ở trung tâm bức ảnh với hai cây cột mặt tiền.
Đó chính là chợ Tân Phú Đông, chợ trung tâm của Sadec lúc bấy giờ. Ngày nay ngôi chợ được phục dựng lại đúng với kiến trúc và vị trí ban đầu của nó với tên gọi Chợ thực phẩm (hình ảnh hiện tại)
Cầu Quay nhìn từ khu trung tâm hành chính của tỉnh.
Cầu cũ do người Pháp làm đã sập, giờ chỉ còn lại cái tên (ảnh hiện tại). Hình dáng Cầu Quay rất giống cầu Hòa Khánh còn đến ngày nay (xem ảnh)
Công thự trong khuôn viên khu hành chính, dinh tỉnh trưởng Sadec. Ảnh chụp từ trên cầu vào khoảng thời gian sớm hơn khi cây trồng ven sông chưa che khuất các dinh thự phía sau. Ảnh hiện tại trên Google map cho thấy dinh thự này đang bị đập đi để xây lại.
Khu văn phòng sở thanh tra
Các nhân viên người của sở thanh tra chụp ảnh kỉ niệm cùng một nhân vật quan trọng (người đứng giữa)?
Chân dung một thân hào tận tuỵ với nước Pháp
Một ngôi nhà của người Pháp
Sa Đéc nổi tiếng bởi rất nhiều đình chùa được xây dựng từ thế kỷ 19.
Đình Vĩnh Phước lập năm 1807, thờ Thành hoàng bổn cảnh. Đình còn có tên đình Tống Phước Hòa vì năm 1946 miếu thờ Tống Phước Hòa bị hư hỏng nặng các bô lão đã đem bài vị và sắc phong của ông gửi vào thờ trong đình Vĩnh Phước. Đình tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo ngày nay, vẫn giữ nguyên nét xưa (ảnh hiện tại)
Ngôi chùa chưa xác định được tên
Một ngôi đình gần Sa Đéc
Bên trong một ngôi chùa
Một thuyền tang trên rạch Sa Đéc
Bến phà sông Tiền năm 1908. Một gia đình Pháp bên cỗ xe ngựa chờ trên bến. Họ tới đây lập nghiệp sớm hơn rất nhiều so với gia đình nữ sĩ Marguerite Duras, người suốt đời mang gánh nặng của một mối tình khởi đầu trên một chuyến qua sông.
Học trò tan trường. Mẹ nữ sĩ Marguerite Duras từng dạy học ở Sa Đéc
Bản đồ vệ tinh Sa Đéc
TRAN at 12/16/2011 01:54 pm comment
Thanks up. Minh la nguoi sadec nhung thong tin cu the nhu the nay thi day la lan dau tien duoc doc va thay tan mat. Tinh ra sadec hien gio da thay doi nhieu, nhung cung con thap thoang nhieu cong trinh xua cu ton tai rai rai khap thi xa. Mong la co quan chuc nang va lop tre thay duoc cac the manh cua thi xa cung nhu cua tinh cung chung tay gop suc de dau tu phuc dung va phat trien ve kinh te va ca ve du lich de thi xa va tinh ngay cang phat trien hon. Thanks again.
KullSadec at 08/19/2011 12:35 am comment
Sa Đéc thiệt là tuyệt..! Mjh` cung~ la` 1 đua' con cua? SD nak..
Cám ơn tác giả rất nhiều
Trả lờiXóaNhững hình ảnh vô giá! Cám ơn tác giả thật nhiều!
Trả lờiXóacÁM ƠN TÁC GIẢ ...
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa