Huế Xưa - Âm nhạc hoàng cung


Photobucket



Âm nhạc Cung đình Huế

Triều đại nhà Nguyễn bắt đầu từ năm 1802, khi Nguyễn Phúc Ánh đánh thắng Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long và định đô tại thành Phú Xuân, đặt tên nước là Việt Nam và sáng lập triều đại nhà Nguyễn (1802 - 1945). Triều Nguyễn biết kế thừa truyền thống âm nhạc cung đình của các triều đại trước, phát triển rực rỡ, phong phú hơn cả về đề tài, thể loại, số lượng… Các vua chúa Nguyễn cho xây dựng nhiều đền đài, nhà hát, tổ chức các lễ hội, tuyển mộ nhân tài âm nhạc khắp nơi, tổ chức âm nhạc cung đình. Văn chương, nghệ thuật bắt đầu thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và giữ được màu sắc riêng của Việt Nam. Những thay đổi trên có tác động lớn không những đối với âm nhạc ở triều nội mà còn có ảnh hưởng đến những hoạt động âm nhạc dân gian ngoài xã hội.

Triều Nguyễn kế thừa với hai tổ chức được coi là tiêu biểu, đó là: Đồng Văn và Nhã Nhạc. Đồng Văn chuyên lo đảm nhiệm âm nhạc hoà tấu, còn Nhã Nhạc thì chuộng thanh âm chuyên lo nhạc hát. Cả hai bộ phận đều đặt dưới sự điều khiển của quan Thái thường phụ trách. Đó là âm nhạc triều đình. Đồng Văn và Nhã Nhạc là những hình thức tổ chức của dàn nhạc cung đình, lúc khởi thủy được phân ra hai loại, nhưng từ đầu thế kỷ 19, thì sự phân định này không dùng nữa mà thường kết hợp hòa tấu giữa dàn nhạc với hát và múa với số lượng ca công, vũ công có đến hàng trăm người. 

(Theo  - www.thuathienhue.gov.vn )


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Các nhạc công nhí của Thái Hậu

Photobucket


Photobucket


Các nhạc công hoàng cung tập luyện

Photobucket


Photobucket


Photobucket


Các nhạc công hoàng cung chơi nhạc dưới cổng Nhật Tinh

Photobucket


Các nhạc công trong trang phục hành lễ

Photobucket


Photobucket


Các vũ công Hoàng cung


Tuồng Huế

Năm 1627, Đào Duy Từ là người đầu tiên đã mang về cho chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên nghệ thuật tuồng (hát bội). Giới nghệ nhân tuồng và cổ nhạc Huế đến nay vẫn thờ Đào Duy Từ làm tổ sư và coi 1627 là niên đại khởi đầu của lịch sử tuồng Huế. Nhà sư Thích Đại Sán, người Trung Quốc, đã được chúa Nguyễn Phúc Chu mời đến Huế năm 1695 đă kể lại buổi xem diễn tuồng trong phủ chúa. J. Barrow trong tác phẩm "A Voyage to Cochinchine in the year 1792- 1793" đã vẽ lại cảnh diễn tuồng ở Đàng Trong thời Tây Sơn. Nghệ thuật tuồng Huế đã trải qua ba thế kỷ phát triển trong dòng truyền thống văn hóa Phú Xuân và phát triển rực rỡ dưới triều đại các vua nhà Nguyễn. Vua Tự Đức đã từng tổ chức hàng ngũ sáng tác tuồng bao gồm những tác gia lỗi lạc trong nước, đứng đầu là Đào Tấn, sau này là tác giả kiệt xuất của nhiều vở tuồng nổi tiếng. Tuồng đã được biểu diễn trong nhà hát ở Đại nội như : Duyệt Thị đường, Tĩnh Quang viện, Thông Minh đường, Khiêm Minh đường...

Dưới thời vua Tự Đức, hàng trăm vở tuồng đã được sáng tác, hàng trăm đào kép giỏi quy tụ về kinh đô. Vua Đồng Khánh thì mê tuồng đến nỗi đã dùng tên các nhân vật trong vở tuồng ông yêu thích để đặt cho các cung nữ. Còn vua Thành Thái cũng say sưa với nghệ thuật tuồng và rất trọng các đào kép giỏi, ông không chỉ ban thưởng tiền bạc mà còn phong tước hiệu cho nhiều bậc thầy hát bội. Ông là Hoàng đế duy nhất của triều Nguyễn đã lên sân khấu diễn tuồng "đóng trò" đồng thời là một tay trống tuồng tài ba. Vua Khải Định cũng đam mê với tuồng. Ông đã thiết lập hẳn một nơi diễn tuồng riêng tại cung An Định, ban xiêm y tốt cho các đoàn hát, tạo điều kiện cho các tài năng phát triển..

Từ sau thời Tự Đức, tuồng Huế dần vượt ra khỏi cung đình và trở thành sân khấu của quần chúng bình dân. Nhiều người đã tự đứng ra lập gánh hát, nuôi "đào", "kép" riêng và ganh đua với nhau. Nghệ thuật tuồng từ đó sống và phát triển được nhờ công chúng.

(Theo vikipedia)



Photobucket

Photobucket


Diễn viên nhà hát hoàng cung

Photobucket


Photobucket


Các diễn viên tuồng biểu diễn trong cung.

Photobucket


Photobucket


Nhóm hài cùng các diễn viên



Duyệt Thị Đường nơi biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế ngày nay


Nhận xét