Kiến trúc thuộc địa ở Sa Đéc
"Theo dấu chân người tình", tour du lịch ăn theo sự nổi tiếng của tiểu thuyết được dịch ra 43 thứ tiếng và dựng thành phim "L'amant", đưa du khách đến thăm xứ sở người tình của nữ sĩ Maguerite Duras. Người Pháp đổ tới đây không chỉ để thỏa mãn sự tò mò về nguyên mẫu nhân vật trong tiểu thuyết, mà những mong tìm lại dấu vết một thời thuộc địa. Bài viết dưới đây của một du khách Pháp đăng trên trang belleindochine.free.fr
Nổi tiếng từ bộ phim Người tình, dựng theo tiểu thuyết của Margerite Duras (mẹ của nữ sĩ từng làm hiệu trưởng trường nữ sinh tỉnh), Sadec đặc biệt phong phú về kiến trúc thuộc địa với những ngôi biệt thự tuyệt đẹp còn khá nguyên vẹn, phản ánh sự huy hoàng của thành phố nhỏ Nam Kỳ nằm giữa Vĩnh Long và Long Xuyên. Đây là thành phố yêu thích của tôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Trừ những bức có ghi chú khác, các bức ảnh dưới đây được chụp vào cuối năm 2007 và 2010.
Toàn cảnh thị xã Sa Đéc
Dọc bờ phải sông
Dọc bờ phải sông
Chợ Sa Đéc xưa (ta có thể nhận ra chợ Tân Phú Đông trong bức ảnh trước nhờ hai cây cột mặt tiền độc đáo)
và ngày nay
Chợ nằm sát ngay bên sông như thấy trong bức toàn cảnh
Cạnh khu chợ
Ngôi nhà nổi tiếng của người tình Huỳnh Thủy Lê, hiện được mở cửa cho công chúng tham quan. Nội thất bên trong rất thú vị (xem bài riêng về Người tình).
Bị che khuất bởi một ngôi nhà khác...
... ngôi nhà xinh đẹp đề năm 1934 này từng thuộc về một gia đình người Hoa, ngày nay đây là một cửa hàng bán nước đóng chai.
Nghề nha sĩ truyền từ đời cha cho con trai. Các đồ dùng (phía sau cánh cửa) thuộc về một thời đã qua.
Những ngôi biệt thự
Không rõ ai là chủ nhân của ngôi biệt thự đặc biệt...
... giờ chuyển đổi thành nhà trẻ này?
Liền đó là một căn nhà khác cũng bị nhà nước trưng dụng
Xa hơn về phía sông, sau cây cầu, ngôi nhà ngay ngoài khu trung tâm thành phố
Một ngôi biệt thự cổ biến thành kho vật liệu
Bờ trái
Bờ trái
Cầu sắt cho người đi bộ. Cách đây mấy năm cây cầu người Pháp xây đã bị sập, làm chết vài người.
Cầu cũ dưới thời Pháp là một cầu quay
Bờ sông, trụ sở (của hãng vận tải thủy?)
Dưới chân cầu, những ngôi nhà cùng thời kì.
Xa hơn khỏi bờ sông, ngôi nhà này có khuôn viên xung quanh rất rộng. Hãy để ý đến chuồng câu trên mái. Trước đây ngôi nhà là trường dạy nghề và nơi ở của học sinh. Năm 2001 nó bị bỏ hoang.
Bức ảnh chụp vào những năm 30, với tấm băng rôn "Ân nhân của chúng tôi ông Luong V Mi, kĩ sư trưởng Nha công chính đã nghỉ hưu". Liệu căn nhà là trụ sở của Nha Công Chính?
Kiến trúc rất "hiện đại", không xa chỗ cây cầu
Đối diện khu chợ
Đối diện khu chợ
Vẫn tuyệt vời như từng thấy trong phim Người tình, ngôi nhà thuộc về một gia đình nhiều thế hệ (dòng hộ Hội, chữ H có thể thấy trên các mi cửa sổ). Một người phụ nữ có vẻ sống một mình trong căn phòng tầng trệt ngôi nhà. Tiếc là tôi không có người phiên dịch đi cùng!
Những hình trang trí trên tường, trần
Một biệt thự chuyển thành sở cảnh sát (ảnh chụp năm 2001)
Một biệt thự khác (ảnh chụp năm 2001)
Một biệt thự khác (ảnh chụp năm 2001)
Ngôi nhà gỗ trong thành phố
Ngôi nhà gỗ trong thành phố
Nằm ngay sau đường phố chính, bị che khuất bởi các công trình mới xây, ngôi nhà này ban đầu được dựng giữa một thảm thực vật dày đặc. Được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, ngôi nhà chứa đựng đầy những kỉ vật, đồ nội thất và những bức ảnh.
Phạm Minh Nhựt sống cùng con gái. Ông sinh năm 1931, là cựu binh. Đời sống gia đình ông khá khó khăn. Người con trai là giáo viên. Ngôi nhà do cha ông, một công chức làm việc cho người Pháp trong ngành bưu điện xây từ năm 1930. Người cha đã từng làm việc tại Campuchia (Kratie), Sài Gòn và sau cùng là Sa Đéc. Ông đã mang từ Campuchia về các loại gỗ quý và kiểu dáng ngôi nhà.
Ban đầu ngôi nhà có khu vườn rộng bao quanh. Việc bán phần đất bỏ hoang phía ngoài đã làm gia đình ông cãi cọ vì việc này làm hỏng cảnh quan, nhất là khi nhìn từ phía trong ra. Thành viên gia đình ông sống rải rác ở Việt Nam và Pháp, Phạm Minh Nhật quên ông đã từng học tiếng Pháp, trong khi người em gái sống ở Sài Gòn vẫn sử dụng thành thạo ngôn ngữ này.
Bàn thờ tổ tiên và những kỉ vật của gia đình. Trong nhà mọi thứ đều được làm bằng thứ gỗ tốt, mầu sẫm. Lưu ý sự sắp xếp hai bên bàn thờ tổ tiên. Khung cửa hai bên dẫn vào căn phòng chính (sau bức tường giữa), từ phòng chính có lối sang một phòng khác phía cuối ngôi nhà. Ngôi nhà đã xuống cấp và khá nguy hiểm cho người cư ngụ.
Bưu điện Tây Ninh
Ông Phạm Minh Nhựt
cùng các con năm 2010
Bưu điện Kratie
Ảnh gia đình chụp trước nhà
Chân dung thành viên gia đình
Ông Phạm Minh Nhựt
cùng các con năm 2010
(những chỗ viết nghiêng là của người dịch. Còn nữa)
RẤT THÍCH BLOG NÀY
Trả lờiXóa