Ngày xưa - Sơn Tây (1)


Son Tay (1)

Khởi thủy, thủ phủ của trấn Sơn Tây đặt ở La Phẩm (phía hữu ngạn sông Hồng, cách ngã ba Bạch Hạc độ 5 km, nay thuộc Ba Vì, Hà Nội). Giữa thế kỷ 18, trấn thành được dời về Mông Phụ (ngoại vi thị xã Sơn Tây ngày nay) để tránh nạn nước lụt. Đến năm 1822, Minh Mạng cho xây dựng thành mới tại vùng đất giáp giới hai xã Mai Trai, Thuần Nghệ, dưới ngã ba Bạch Hạc độ 10 dặm. Vị trí này cách xa sông Hồng hơn thành cũ để tránh bị lở đất. Năm 1831, Minh Mạng cải cách hành chính, đổi các trấn thành tỉnh, trấn Sơn Tây đổi thành tỉnh Sơn Tây. Sau khi ổn định chính quyền cai trị tại Việt Nam, đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp thành lập thị xã Sơn Tây, làm thủ phủ của tỉnh Sơn Tây mới.
 
Son Tay (3)

Với ranh giới phía Tây là sông Đà, phía Bắc là sông Hồng và phía Đông là sông Đáy, thì hình ảnh của Sơn Tây gắn liền với những con sông. Cảnh đoàn thuyền trên bờ sông Hồng
 
Son Tay (4)

Bến sông

Son Tay (6)

Trâu tắm sông
 
Son Tay (7)

Các ông Tây thực dân khéo léo chỉ kém các bà, các cô gánh gồng khi qua cầu khỉ

Son Tay (8)


Son Tay (11)
Son Tay (9)

Những cây cầu có mái che như thế này ngày nay rất hiếm. Một ông Tây ngồi xe kéo đi công cán.
 
Son Tay (13)

Cảnh giặt giũ trên sông
 
Son Tay (5)

Người nông dân đắp những con đập nhỏ ngăn dòng chảy

Son Tay (14)

Son Tay (15)

và dựng lên những guồng nước để tưới cho những cánh đồng

Son Tay (16)

Son Tay (18)

Cánh đồng Sơn Tây

Son Tay (19)

Đường lên thị xã vòng vèo theo các ngọn đồi 

Son Tay (17)

"Tổng" - thủ phủ của vùng đất - từ tiếng Việt được giữ nguyên trên các tấm bưu thiếp

Photobucket

Một ngôi đình ở Sơn Tây năm 1884.

Son Tay (20)

Liệu đây có phải là hình ảnh của Chùa Mía - Đường Lâm, một ngôi chùa nổ tiếng với số lượng rất lớn các pho tượng? Trên tấm bưu ảnh này người Pháp gọi là chùa 100 vị. 

Son Tay (21)

Bên trong chùa

Photobucket

Sơn Tây là vùng đất tốt về phong thuỷ: tựa núi, nhìn sông. Ngoại ô Sơn Tây có làng cổ Phú Nhi, đời vua Thiệu Trị, tổng đốc Nguyễn Đăng Giai đã cho dựng ở đây một Văn Miếu cho cả vùng xứ Đoài. Văn Miếu Sơn Tây ngày nay không còn. Rất nhiều bức bưu ảnh đầu thế kỉ XX có cùng một ghi chú Pagode des Madarins. Công trình nào là Văn Miếu Sơn Tây? Trong bộ ảnh của Hocquard công trình này được ghi chú là Chùa Phú Nhi.

Son Tay (22)

hoặc chùa Phú Xã

Son Tay (26)

Phần lớn ghi là Chùa các quan (Pagode des Mandarins) 

Son Tay (23)

Cũng có bức họ dùng tiếng Việt : Văn Miếu. 

Son Tay (54)

Quan lại trong vùng chắc đều đỗ đạt từ trung tâm nho giáo trên

Son Tay (53)

Đời sống gia đình họ khá phong lưu

Son Tay (34)

Son Tay (31)

Son Tay (32)

Tuy nhiên, tìm hiểu các bức bưu ảnh về Sơn Tây sẽ thấy một loạt những bức khác cũng ghi chú là Pagode des Mandarins, nhưng trông nó không giống công trinh ghi chú thích Văn Miếu ở trên. Công trình này nằm trên một địa thế cao, giữa rừng thông, khác địa thế bằng phẳng ở những bức ảnh trước. 

Son Tay (29)

Cận cảnh ngôi chùa với những câu đối đắp trên tam quan
 
Son Tay (30)

Góc chụp từ trong sân chùa
 
Son Tay (35)

Bức ảnh Lối vào Chùa các quan khẳng định thêm ngôi chùa này nằm trên một sườn đồi . 
 
Photobucket 
và vị trí của nó nằm trên đường đi Hưng Hóa

Son Tay (36) 
Ba bức ảnh này chụp cùng thời điểm khác một chút trong chuyển động của các nhân vật

Son Tay (39)

 Son Tay (37)

Nhà thờ Sơn Tây

 Son Tay (38)
 
Son Tay (40)

Một thời kì khác đang diễn ra trên vùng đất núi Tản, sông Đà. Hình ảnh một khách sạn trong thị xã.

Son Tay (41)

Một câu lạc bộ 

Son Tay (46) 
Toàn cảnh cánh đồng và doanh trại    
 
Son Tay (42)
Và những khu doanh trại mọc lên
 
 photo 991_001.jpg

28.5.1910. Một lính Pháp ghi thêm vào dòng chú thích "Trại lính viễn chinh và trại lính tập" chữ Tổng (tỉnh), tả về núi Ba Vì chưa đủ, anh ta còn đánh dấu căn phòng của mình trên đầu hồi tầng ba, dùng nguyên từ tiếng Việt "căn nhà". 

Son Tay (43)

Lính Pháp đóng quân trong những khu nhà cao tầng, lính tập Bắc kì ở trong những khu trại xung quanh.

Son Tay (45)

Son Tay (47)

Có vẻ quá đủ với thành cổ, Văn Miếu Sơn Tây, chùa chiền, trại lính họ chụp cả những người dân sống quanh trại lính để làm bưư thiếp (ảnh dưới)

Photobucket

Nhận xét

  1. Cảm ơn bạn đã bỏ công sưu tầm và nghiên cứu những hình ảnh về Sơn Tây! Tuy nhiên những suy luận của bạn chưa chính xác vì bạn còn thiếu tài liệu. Bạn có thể liên lạc với mình theo số: 0904930188 hoặc gửi thư cho mình theo địa chỉ: phuongcacanh2@yahoo.com.vn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin cám ơn anh, một nghệ sĩ xứ Đoài. Với những bức ảnh cũ được chụp hơn 100 năm trước, cộng với những thông tin trên mạng và hình ảnh từ Google Map, trò chơi ghép hình này quả là rất dễ sai khi thiếu một mảnh nào đó của bức tranh. Nếu được, anh vui lòng chia sẻ thông tin (hình ảnh, video, đường link…) tại phần comment này để các bloggers khác cùng trao đổi.

      Xóa
  2. http://s264.photobucket.com/albums/ii192/ttnhan63/Vietnam%20thoi%20thuoc%20Phap/Son%20Tay/?action=view%C2%A4t=788_001-1.jpg
    Bức này chính là Văn Miếu bác ạ, Cổng có đề 3 chữ Nho" Văn Miếu Môn:

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác xem ở đây nhé
      http://bao-toquoc2.blogspot.com/2011/12/giao-su-nguyen-ba-lang_328.html
      ― Văn miếu Sơn tây lập ở làng Mông Phụ. H. Tùng Thiện gần tỉnh lỵ Sơn tây dưới triều Minh Mạng (1820-1840) nên có đường nét kiến trúc triều Nguyễn nhất là toà điện chính: điện Đại thành làm mái trùng thiềm, cột kèo thanh nhỏ và có tô mầu thuốc ngũ sắc lên những ô chạm trang trí sườn nhà.

      Những lầu chuông, lầu khánh xây ở hai bên sân, dưới bát giác trên vuông: 4 mái chụm lại nơi chóp đình, vươn cong 4 góc và cổng văn miều xây theo kiểu tam quan thì lại bộc lộ cá tính địa phương giầu tình cảm, giầu sáng kiến.

      — Le temple de la littérature de Sơn Tây a été construit dans les environs ouest de la ville, sous le règne de Minh mạng (1820-1840). Il a subi l'influence de l'architecture des Nguyễn, surtout au bâtiment principal de culte. C'est une construction à double toiture, ayant une élégante charpente décorée des panneaux peints de diverses couleurs. Cependant les deux pavillons à étages construits aux sur les deux côtés de la cour principale qui servent de penderie, l'un à la cloche, l'autre au tambour et le portique du temple à trois ouvertures sont des architectures qui soulignent un style local plein d'originalité.

      Xóa
    2. Vậy hai bức ảnh này đều chụp một công trình – Văn Miếu Sơn Tây?
      [img]http://i264.photobucket.com/albums/ii192/ttnhan63/Vietnam%20thoi%20thuoc%20Phap/Son%20Tay/649_001.jpg[/img]
      [img]http://i264.photobucket.com/albums/ii192/ttnhan63/Vietnam%20thoi%20thuoc%20Phap/Son%20Tay/789_001.jpg[/img]

      Xóa
    3. Quả thật chúng không thể là một như tôi đã nghĩ.

      Xóa
  3. Cái cầu chính là Cầu Ngo ở Tùng Thiện bác ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất cám ơn bạn, một chuyên gia trong nghề (nếu tôi không lầm). Tôi rất thích đọc các bức ảnh xưa, nhưng thiếu kiến thức chuyên nghành nên chắc có nhiều sai sót. :m)

      Xóa
    2. theo em có thể nào đó là cầu mỗ - trung hưng không ạ ? em thấy cũng có khá nhiều nét tương đồng

      Xóa
  4. Chào Bác
    Hôm nay tôi có xem lại bức ảnh về Sơn Tây thì hình thứ nhất (bức có trẻ em chăn trâu được chú thích là một ngôi chùa
    http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/pagode_PhuNi_pres_de_SonTay.jpg

    http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/photo_docteur_hocquard_1_vn.htm

    Có ghi là chùa Phu Ni- Chắc ghi phiên âm sai tên.

    Trả lờiXóa
  5. Các bạn vào đây: phuongcacanh.blogtiengviet.net

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái ảnh mà họ ghi khi thì là văn miếu, khi là chùa Phú Nhi, khi là chùa Phù Xa...
      Nó vẫn còn gần như nguyên vẹn. Bài mà tôi đang viết: "Đình làng Phú Nhi"
      Các bạn chờ đọc nhé!
      Phạm Duy Trưởng
      Nó đây:
      [img]https://www.facebook.com/photo.php?fbid=462154500538343&set=a.390653354355125.95824.100002313913322&type=1&theater[/img]

      Xóa
    2. Cám ơn anh rất nhiều. Câu trả lời đã có, tuy nhiên, dù có sửa một chút nhưng tôi vẫn để bài viết ngỏ để kết nối với những comments bên dưới.

      Xóa
  6. Post lại ảnh do anh Phạm Duy Trưởng cung cấp
    [img]https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc1/487368_462154500538343_394479088_n.jpg[/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những bài trên wikipedia như:
      http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_c%E1%BB%95_S%C6%A1n_T%C3%A2y
      và:
      http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn_S%C6%A1n_T%C3%A2y_(1883)
      Là do tôi viết đấy mời mọi người vào đây:

      http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Phuongcacanh

      Xóa
    2. Cho chấu hỏi hình ảnh này chú chụp ở đâu đấy ạ. Cháu cảm ơn và mong sơm nhận được hồi âm của chú

      Xóa
    3. Cháu có thể hỏi chú Trưởng trên facebook của chú ấy. CLICK HERE

      Xóa
    4. Dạ, cháu cảm ơn chú

      Xóa
  7. "Một ngôi đình ở Sơn Tây năm 1884" Theo những người già ở làng Vân Gia thì đây chính là đền Và đấy.

    Trả lờiXóa
  8. Hình ảnh Văn Miếu Sơn Tây trong giai đoạn hoàn thiện của anh Phạm Duy Trưởng (Phương Cá Cảnh) gửi tặng.
    [img]http://4.bp.blogspot.com/-eB281JuIr9k/UbFdUJ9WmLI/AAAAAAAACc4/cBJQw9mzDDw/s1600/970622_464661520287641_649762616_n.jpg[/img]

    Trả lờiXóa
  9. Toàn cảnh:
    [img]https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn1/467790_464677156952744_1002172342_o.jpg[/img]

    Trả lờiXóa
  10. Nói thực là trình độ phục chế của những người làm Văn Hóa rất kém. Công trình cũ đã ảnh, bản vẽ tư liệu rất rõ ràng mà xây một chiếc cổng văn Miếu mới tinh chẳng còn chút gì gợi nhớ hình ảnh Văn Miếu xưa
    Văn Miếu Sơn Tây đã bị phá hủy do tiêu thổ kháng chiến, di vật cuối cùng giờ còn lại là chiếc khánh đá treo ở đình Mông Phụ

    Trả lờiXóa
  11. ĐÌNH PHÚ NHI
    PHẠM DUY TRƯỞNG
    Nằm bên hữu ngạn sông Hồng, từ xưa Xứ Đoài đã là vùng đất linh thiêng trong tâm thức của người Việt. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, kỷ “Hồng Bành Thị” có đoạn chép: “Núi Tản Viên là núi cao nhất của nước Việt ta, sự linh thiêng rất là ứng nghiệm”. Vùng đất vốn là nơi địa linh này tất sinh ra nhiều nhân kiệt. Những giá trị tinh thần trường tồn ấy được hun đúc thành hình ảnh của những di tích đình, đền, miếu. Dân gian có câu: “Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài” . Xứ Đoài có những ngôi đình nổi tiếng như: đình Mông Phụ, đình Tây Đằng, đình Chu Quyết, ... Có một ngôi đình đã từng được xây dựng với quy mô hoành tráng vào bậc nhất Sơn Tây nhưng lại ít được mấy ai biết đến.
    Trong số những tấm ảnh chụp về vùng đất Sơn Tây xưa, những hình ảnh tiêu biểu xưa nhất được Charles-Edouard Hocquard, một Bác sĩ trong quân đội viễn chinh Pháp chụp năm 1884, trong số đó có một bức hình chụp một công trình kiến trúc được chú là “chùa Phú Nhi gần Sơn Tây”. Về sau công trình kiến trúc này còn được người pháp chụp lại nhiều lần để in lên bưu thiếp. Ngày ấy bưu thiếp rất phổ thông và đa dụng. Người ta xử dụng bưu thiếp với nhiều mục đích về chính trị như truyền bá một tư tưởng hay hình ảnh một lãnh tụ, hoặc phát triển nghệ thuật, thương mại, quảng bá du lịch... Có điều là công trình kiến trúc này khi thì họ chú là chùa Phù Xa (pagode de Phu Xa), khi thì chú là chùa Văn Miếu (pagode de Van-Méou). Lý do là những ngày đầu người Pháp mới sang nước ta, họ không thể phân biệt được giữa đình, chùa và miếu nên đã gọi chung tất cả là chùa (pagode). Công trình kiến trúc này đồ sộ lại có tính nghệ thuật cao dễ làm người ta lầm tưởng đây là Văn Miếu Sơn Tây, thực ra đây là cổng của đình Phú Nhi. Trải qua bao thời gian, bao cuộc chiến tranh nó vẫn còn hiện hữu nguyên vẹn như xưa, trải qua nhiều biến động khắc nghiệt của lịch sử, đình vẫn giữ được nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, dù cho cảnh quan có nhiều thay đổi. Nhìn vào những tấm ảnh xưa ta thấy có hai cây cổ thụ, một ở phía ngoài, một ở phía trong cổng đình. Để tìm hiểu sâu hơn về những tấm hình này, chúng tôi tìm đến hỏi những người quản lý. Theo ông Cát Văn Giảng, trưởng ban quản lý Cụm di tích đình-đền Phú Nhi thì phía ngoài là cây gạo, năm 1936 ông Phó Cấn đến sửa đình và đã chặt cây gạo này đi, theo cụ Tô Văn Xứng (sinh năm 1921) nói lại thì cây bên trong là cây muỗm,

    Căn cứ vào tư liệu về địa chí Sơn Tây và theo lời kể của các cụ cao niên trong làng, đình Phú Nhi được xây dựng vào năm 1827, sau khi xây dựng xong Thành cổ Sơn Tây 5 năm. Với quy mô to lớn, khang trang, nổi tiếng nhất vùng nên người dân trong vùng còn gọi đình Phú Nhi là Đình Cả.
    Theo ông Cát Văn Giảng và ông Tô Xuân Quỳ trong ban quản lý Cụm di tích đình-đền Phú Nhi thì trước đây có hai ngôi đền, đền Thượng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đền Hạ thờ Tản Viên Sơn Thần nhưng sau năm 1992 chuyển cả về khu đất của đình thành cụm di tích đình đền Phú Nhi có diện tích 4419m3. Hiện nay đền Phú Nhi còn lưu giữ được bản sắc phong ca ngợi công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh do Vua Tự Đức ban vào năm 1846. Trong cụm di tích đền-đình Phú Nhi còn lưu giữ được tấm bia đá ghi tên 61 vị khoa bảng, cùng tên các chức sắc trong làng . Bài ký văn bia nói rằng: “ Đạo cổ trong trời đất, từ xưa đã hiển hành trong vũ trụ rộng lớn. Bia đá có thể không lập, trời đã truyền đạo ấy... nên chi bằng hãy ghi lại vào bia đá này để giữ mãi. Dân làng xã ta vốn có từ xưa bên châu thổ sông Hồng, dân ta lần ấy đã di chuyển tới đây vào năm Đinh Hợi. Thật may mắn.
    Thầy địa lý họ Trần đã chọn đất này lập làng mới, từ đó được đặt yên vị lập nghiệp ở đây. Văn từ vẫn còn cao vời vợi. Văn từ sắp đặt tòa ngang dãy dọc, trấn cứ một vùng, là nơi dân xã sùng hính, tế tự quanh năm.”...

    Theo facebook Nhâm Dần

    Trả lờiXóa
  12. Rất cám ơn ông về 2 bức ảnh Đền Ngô Sơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là đền ngô sơn, Tích giang phúc thọ rồi. Để ý 2 bên đền ngày xưa còn 2 cây lim và giàng giàng cổ thụ, tiếc là bây giờ không còn nữa

      Xóa
  13. [img]https://www.flickr.com/photos/24024214@N03/14583639401/in/dateposted/[/img]
    Ảnh này là Chùa Ngô Sơn (Ngo) tích giang phúc thọ, Hà Nội
    Rất cám ơn bạn về bức ảnh

    Trả lờiXóa
  14. Hình ảnh anh nghi ngờ là chùa Mía, thực chất là Ngô Sơn Tự, tích giang-phúc thọ. Chùa rất đẹp và có câu ca dao ca ngợi vẻ đẹp: chùa Ngo khánh đá chuông đồng, Muốn chơi thì trả của chồng mà chơi

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét