Ngày xưa - Đáp Cầu
Có lẽ đây là một trong những bức bưu ảnh đẹp nhất của hãng P. Dieulefils. Hai cậu bé cắt bên bờ giếng. Yên ả, tĩnh lặng, rợp bóng mát như không gian của những ngôi chùa. Con đường nhỏ sạch sẽ dưới bóng cọ, ngoằn ngoèo giữa những khóm tóc tiên dẫn tới vòm cổng thấp. Chiếc giếng đá cổ tuyệt đẹp chỉ thấy ở những ngôi chùa xưa, phần bệ chạm khắc hoa văn, miệng giếng hằn sâu những vết thừng kéo nước. Hai cậu bé với dáng vẻ của hai chú tiểu nhỏ. Không khí thanh tịnh, thoát tục của chốn từ bi. Không sắp đạt, và cũng không thể đẹp hơn thế.
Quang cảnh Thị Cầu trước năm 1902
Một nông trại
Quang cảnh vùng ven Đáp Cầu
Không khí u tịnh của những cây tháp, nơi lưu giữ hài cốt sư của ngôi chùa này có bị khuấy động bởi những biến cố thời cuộc ngoài kia?
Lính Pháp nghỉ chân, nấu ăn trong chùa
Do vị trí chiến lược nằm trên con đường huyết mạch nối với vùng biên giới phía Bắc, Pháp tập trung quân ở vùng đất này khá đông. Trên các trang web mua bán bưu ảnh cổ có rất nhiều những bức ảnh doanh trại lính Pháp ở Đáp Cầu. Cảm giác ban đầu là trại lính ở đây mọc nhiều như nấm, nhưng nếu để ý kĩ, ta nhận ra chúng được chụp ở những góc độ khác nhau. Thậm chí để tạo khung cảnh mới, nhà xuất bản cho in những tấm ảnh ngược.
Một khu doanh trại hiện đại bên con đường từ Thị Cầu lên Đáp Cầu được xây dựng trên địa thế đất khá cao, có thể bao quát được vùng rộng lớn xung quanh
Góc chụp hướng về phía Nam
Đường vào doanh trại bộ binh, thời gian muộn hơn
Không gian mở rộng, đã thấy rõ ga Thị Cầu ở bìa phải ảnh
Toàn cảnh tổ hợp doanh trại
Góc chụp chính diện, thời gian muộn hơn
Doanh trại bộ binh và ga Thị Cầu
Bìa trái ảnh là khu nhà ăn của hạ sĩ quan, bìa phải là ngôi nhà trong ảnh trước. Ở góc chụp này ga Thị Cầu nằm chính giữa bức ảnh
Ga Thị Cầu gồm hai khối nhà đối xứng. Ảnh chụp năm 1906
Ga Thị Cầu
Xung quanh đầu mối giao thông này là các căn cứ của quân đội Pháp
Nhà làm việc của sĩ quan
Doanh trại bộ binh
Lối vào doanh trại bộ binh (1910)
1913. Các hạng mục phụ trợ được xây dựng thêm.
Cận cảnh. Thời kì xung quanh còn khá trống trải
Khu lính pháo binh
Khu lính pháo binh
Khu lính pháo binh hướng ngược lại
Cây cối xung quanh lên cao
Trạm quân y
Khu trại lính và bệnh xá nhìn từ dưới
Nhà hát quân đội
Dân chúng địa phương bán hàng cho các toán lính Pháp trên bãi tập
Xưởng đóng móng ngựa quân đội
Gia đình một lính tập Thị Cầu
Thị xã Đáp Cầu nhìn từ trên cao
Ngôi trường chụp từ phía dưới chợ
Sông, cầu tầu, đường sắt và câu lạc bộ quân đội
Một đường phố Đáp Cầu
Con phố đặc trưng ở thị xã. Xen kẽ với các công trình cổ là những ngôi nhà kiến trúc mới
Người bán tre nứa
Người bán mía
Chơi đu ngày Tết
Sinh hoạt nông thôn vẫn đậm đặc nơi đây. Trên những con đường được trồng những cột đèn chiếu sáng hiện diện đa dạng các thành phần: người công chức, người dạo phố, người chạy chợ, người đánh dậm, cất vó...
Đường phố chính trước Cục quân nhu
Ngành dịch vụ xuất hiện
với nghề khách sạn
Bến sông
Sông Cầu - ranh giới giữa Đáp Cầu và Bắc Giang.
Con sông này còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức... nhưng cái tên phổ biến nhất là sông Cầu và hình ảnh nước chảy lơ thơ
Cầu xe lửa qua sông Cầu. (xem hìmh ảnh ngày nay tại đây)
Căn cứ con dấu bưu điện cây cầu này có truớc năm 1906. Bên kia sông là nhà máy gạch
tuyệt vời
Trả lờiXóatuyệt vời
Trả lờiXóaXin cảm ơn vị chủ nhân của blogspot sưu tập và phổ biến những hình ảnh quí giá. Đặc san Bắc Ninh ở miền Nam California xin phép dùng một ít hình ảnh về Đáp Cầu. Đa tạ
Trả lờiXóa