Ngày xưa - Phủ Lạng Thương




Phủ Lạng Thương là tên cũ của thành phố Bắc Giang, nó vốn là tên của một phủ (tương đương với huyện ngày nay) mà dinh sở được đặt bên bờ sông Thương vào cuối đời Lê Trung Hưng.

Photobucket

Photobucket

Sông Thương nước chảy đôi dòng
Bên trong bên đục em trông bên nào? 

Cái tên sông Thương phổ biến đến mức ít người biết đến một tên khác của nó - sông Nhật Đức.  Bắt nguồn từ một dãy núi của tỉnh Lạng Sơn, chảy qua Phủ Lạng Thương, đến thị trấn Phả Lại sông Thương hợp lưu với sông Lục Nam và sông Cầu, tạo thành sông Thái Bình.  Ở địa phận gần Phủ Lạng Thương, có một dòng sông đào đổ nước vào sông Thương, khiến con sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục. Thời phong kiến khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn, gia quyến của họ được phép tiễn đưa đến con sông này, người đi xa, kẻ ở lại chia tay nhau thật thương cảm lên từ đó con sông này được gọi là Sông Thương.

Photobucket

Bờ sông nhìn về phía thượng nguồn

Photobucket

Khi chiếm Bắc Bộ, một vùng đất bên sông Thương trở thành nhượng địa nông nghiệp của hai nhà thầu khoán là Chesnay và Boisadeam. Người Pháp đặt tên vùng đất đó là Sainte-Reine, gợi nhớ tên một thị trấn miền Tây nước Pháp.

Photobucket

Chesnay và Boisedam xây dựng ở đây một trang trại chăn nuôi. Trong ảnh là cổng vào khu trang trại, phần trên cổng thiết kế một vọng gác có đặt một trống canh. Đó đồng thời cũng là chỗ nghỉ, lính canh leo lên vọng gác bằng một chiếc thang tre.

205_001

Ngoài hoạt động nông nghiệp, Chesnay và Boisedam còn cho mở ở đây một nhà máy rượu. Trong ảnh là các nhân viên người Hoa chụp ảnh chung cùng kiểm soát viên người Pháp.

Photobucket

Nhà Chesnay và Boisedam trong trang trại thông

Photobucket

Nhà thầu Chesnay và Boisedam khai thác rừng

 photo Copyof405_001_zps77215875.jpg
Một trang trại khác của người Pháp

Photobucket

Để hoàn thành tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, người Pháp phải xây dựng hàng trăm cây cầu vượt sông. Trong ảnh là cầu qua sông Thương. Ngay cạnh cầu, ở phía thượng nguồn, nơi một nhánh nhỏ đổ vào sông Thương có một dải đất tựa như một bán đảo.

 photo Copyof648_001_zpsa3dbe974.jpg

Tên cũ là bán đảo Mỹ Độ. Người dân qua đây bằng một cây cầu gỗ.

Photobucket

Dưới chân cầu là cảng tre nứa. Ảnh chụp trước 1910. Lọt vào khuôn hình, ở rìa trái bức ảnh là điểm bắt đầu của bán đảo.

 photo Copyof910_001_zpsdfddc554.jpg

Bán đảo chụp từ trên cầu. Đó là nơi rất thuận tiện cho thuyền bè cặp bờ. Một xóm chài định cư ở đây tương đối lâu nếu so sánh qua các bức ảnh.

 photo Copyof605_001_zps84814c2f.jpg

Ở vị trí trông ra nơi hợp lưu của nhánh sông có một công trình với dáng vẻ một ngôi đền nhỏ nằm dưới những tán cây rậm rạp. Một xưởng xẻ gỗ trước sân. Lý do gì khiến người Pháp phát hành nhiều bức bưu thiếp về một mũi đất nhỏ, rất bình thường này? Cột trụ mầu trắng ở bìa trái bức ảnh cho biết điều này.

Photobucket

Đó là tượng đài tưởng niệm lính Pháp vong trận. Chú thích trên bưu ảnh cho biết bán đảo Mỹ Độ là nơi an táng lính Pháp chết trận. Bãi đất ven sông, ngày nay, dân trong vùng dùng làm nơi tập kết vật liệu và làm cót (xem ảnh).

Photobucket

Ngôi đền nhỏ dưới tán cây và hình dáng cong rất đặc biệt về mặt sông của thân cây bám đầy tầm gửi cho biết vị trí đặt máy ngay sát cạnh tượng đài. Hướng chụp này cho thấy ở bờ bên kia, ngay sát đầu cầu sừng sững một cái lô cốt.

Photobucket 
Chính diện cầu đường sắt, ở giữa là đường dành cho xe lửa, hai bên là hai làn đường dành cho người đi bộ. Thị trấn Phủ Lạng Thương hiện ra khang trang với nhà ga và nhiều công trình với nét kiến trúc đặc trưng của thời kì này.

Photobucket

Cầu nhìn từ phía hạ lưu.

Photobucket

Có lẽ những trận đụng độ với nghĩa quân Yên Thế đã làm thay đổi hình dáng lô cốt.

Photobucket

Cùng hướng chụp từ hạ lưu, mùa lũ nhiều năm, quanh cảnh đổi khác

Photobucket

Hình ảnh sông Thương chụp từ bờ trái, nơi bắt đầu địa phận Phủ Lạng Thương. Vẫn thấy rõ bán đảo Mỹ Độ sau cầu với những cái cây rất đặc trưng.

Photobucket

Hoạt động vận chuyển hàng hoá trên sông diễn ra rất tấp nập. 

Photobucket

Làng ven cầu

Photobucket

Từ trên cầu có thể nhìn thấy một trại lính

Photobucket

thuộc địa phận phường Lê Lợi ngày nay.

Photobucket

Theo thời gian, khu vực quanh trại lính này được quy hoạch ngày càng khang trang. Đường Garines (Phố Lê Lợi ngày nay)
283_001

Trại lính

 photo Copyof404_001_zps15ed8685.jpg

Một trại lính khác ở khu vực Da Vy. Lính đóng quân trong các khu trại này chắc chắn đã tham gia những chiến dịch tấn công Yên Thế và không ít kẻ tử trận.

Photobucket

Tháng 12 năm 1913. Lính Pháp và dân chúng Bắc Giang. Người nông dân được tuyển mộ hoặc bị ép buộc phục vụ quân đội Pháp. Trong cái lạnh mùa đông, họ co ro trong những tấm áo tơi, ngôì chụm lại tránh rét.

Photobucket

Từ năm 1892, chính quyền Pháp bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt Phủ lạng Thương - Lạng sơn. Hình ảnh chuyến tàu từ ga Phủ lạng Thương năm 1894

Photobucket

Ga Phủ Lạng Thương

Photobucket

Tuyến đường sắt về hướng Lạng Sơn

Photobucket

So với thời kì đầu nhà ga có nhiều thay đổi

Photobucket

Phía ngoài ga

499_001-1

Khu vực chợ Thương cũ

Photobucket

Chợ Thương

Photobucket

Một khu chợ khang trang khác

Photobucket

Khu phố cũ

 photo Copyof183_001_zps5be6521b.jpg

Ở Phủ Lạng Thương có nhiều người Hoa cư trú. Chùa Tàu trên phố Khách

Photobucket

Con đường dẫn đến Dinh toàn quyền phủ lạng Thương

Photobucket

Ngày nay là khu tỉnh ủy thành phố Bắc Giang

Photobucket

Hotel Darmaud ở đầu phố Quang Trung hiện nay

Photobucket

Năm 1909, khu phố này đã rất khang trang với nhiều ngôi nhà xây theo kiến trúc Pháp, đẹp không kém khu phố Tây ở Hà nội

Photobucket

Bản mầu của cùng bức ảnh

Photobucket

Chợ Kế nằm ở địa phận Dĩnh Kế cách phủ Lạng Thương khoảng 3 km. Từ xưa chợ đã là trung tâm buôn bán của cả vùng, hoạt động buôn bán, trao đổi tấp nập, sầm uất . Chợ Kế nổi tiếng với đặc sản bánh đa, bánh đúc không đâu sánh kịp. Cảnh dân chúng đi chợ Kế

Photobucket
 
Cây đa cổ thụ này có còn đến ngày nay?

Photobucket

Con trai Phủ Lạng Thương mắt buồn như sông Thương







Nhận xét