Ngày Xưa thành phố ngã ba sông
Việt Trì cách Hà Nội 75 cây số về hướng Tây Bắc Nằm ở "Ngã Ba Hạc" trên sông Hồng, nơi sông Lô, sông Thao hợp lưu thành sông Hồng, vì thế Việt Trì còn được biết đến với cái tên Thành phố Ngã ba sông. Sự gắn kết hài hòa giữa đồi núi, cây cối và sông nước tạo nên cảnh trí vừa thơ mộng, vừa hữu tinh của thành phố này.
Địa danh Việt Trì được người Pháp viết theo các kiểu khá nhau: Vietri, Vietry, Vietrie
Người Pháp gọi Sông Hồng là Fleuve Rouger (Red River), Sông Lô là Rivière Claire (Clear River) do nước sông trong xanh, còn Sông Đà là Rivière Noire (Black River) có lẽ do nước sông xậm màu. Ngã ba Hạc hợp lưu bởi ba con sông, tạo nên dòng trong, dòng đục. Ngã ba Hạc từ lâu đã nổi tiếng bởi vùng sông nước hữu tình, nơi tụ nhân, tụ thuỷ, tụ khí, buôn bán kinh doanh sầm uất.
Toàn cảnh bến sông khu vực cảng Việt Trì ngày nay. Đò nan chung bến đậu với tầy thủy. Hãng vận tải đường sông của Pháp đặt trụ sở trên bến sông. Hai cây đa cổ thụ nơi mũi đất được ghi lại trong nhiều bức ảnh.
Trụ sở hãng vận tải thủy góc chụp từ bờ sông
Hậu cảnh bức ảnh là vị trí sông Lô hợp lưu vào sông Hồng. Người chụp quay lưng về phía cầu Việt Trì
Cùng một vị trí chụp. Bộ rể trơ cho biết bến sông nằm bên lở. Phía trước là một cồn bãi hình lưỡi cày.
Hướng về phía bờ. Khu nhà của hãng tầu thủy và hai cây đa cổ thụ ở trung tâm bức ảnh
Mùa lũ. Nước sông mênh mông ngập trắng bãi bồi. Dưới gốc đa cổ thụ có một ngôi miếu nhỏ
Ngôi miếu bên gốc đa vẫn đó. Bến tầu khang trang hơn. Liếp rào tre ngăn cách bến đợi với bờ sông. Những chiếc ghế băng được kê cho khách ngồi đợi tầu
Dưới bến sông. Có thể phân biệt những người Pháp trong ảnh qua trang phục mầu trăng
Ảnh crop còn đọc được tên con tầu là TURNAN 52 H HAI PHONG
Ba bức ảnh 585, 586 và 587 chụp cùng một thời điểm. Lũ trẻ da trắng vừa leo cây giờ mò xuống bến sông.
Xa xa thấp thoáng hai nhịp cầu Việt Trì.
Đường xuống bến. Các bờ đất được kè tre chống sụt lở
Toàn cảnh mũi đất
Bến sông Lô
Bến tầu mùa nước lên
Cầu Việt Trì xây năm 1901cùng dáng dấp với cầu Tràng Tiền, Huế.
Bấm vào đây xem thêm hình ảnh cây cầu.
Quay lại vị trí cây đa cao nhất với những cành uốn lượn kì dị như vòi bạch tuộc. Hướng chụp nhìn sang bờ Nam sông Lô, nơi là phường Bạch Hạc ngày nay. Ảnh này có thể được chụp sớm hơn cả vì ngoài hai cây đa đã thấy trong các bức ảnh trên còn có một cây nhỏ hơn có thể đã đổ xuống sông.
Thời gian trôi qua, trên bến sông chỉ còn lại duy nhất cây đa "bạch tuộc". Cây đa lũ trẻ tây từng leo trèo giờ đã lở xuống sông, ngôi miếu nằm ra sát bờ, con đường trước hãng tầu thủy ngày một hẹp lại. Và chắc chắn ngày nay không còn dấu tích gì của công trình này.
Vùng đất địa linh, hào khí này có rất nhiều đa, loài cây trong tâm thức của người Việt là nơi cư ngụ của thần linh. Theo chú thích trên ảnh đây có một đồn canh của Pháp.
Lính gác trước đồn canh
Vị trí này có lẽ là bến Hạc (còn gọi là bến Đình vì trên bến có đình Bạch Hạc). Quang cảnh nơi đây phù hợp với mô tả của các tài liệu: hai cây cột thường thấy ở các đền đình mở đầu những bậc đá dẫn xuống bến sông. Để ý kĩ sẽ thấy một cây cầu cạn ngắn dẫn tới khẩu pháo đặt ở bờ sông.
Trấn giữ trên địa thế cao, khẩu pháo dùng để kiểm soát các thuyền bè trên sông hay bắn phá đê bờ đối diện phân lũ?
Bến là nơi hằng năm hàng năm diễn ra lễ hội bơi chải, các thuyền đua từ đây bơi ngược lên bến Ghềnh phía trên cầu Việt Trì. Tương truyền, tảng đá ven sông là nơi Lạc Long Quân lập đàn tế trời và là nơi tiên ông ngồi đặt tên, phân định anh em cho một trăm người con do Âu Cơ sinh ra.
Đa bên nhà kèn và lối vào bệnh viện
Nhà kèn
Vị trí của bệnh viện xưa cũng nằm trên bờ sông
Trại lính ở Việt Trì
Cây đa, đê và doanh trại lính Pháp
Doanh trại lính Pháp
Cận cảnh trại lính chụp từ phía các lò gạch ven đê
Lụt
Khu vực bệnh xá
Phòng thương mại
Chòi canh trên đồng ngô
Cảm ơn anh đã sưu tầm những hình ảnh quý báu này !
Trả lờiXóaThank !