Phu kiệu Đồ Sơn

Đầu thế kỉ XX, tại các điểm nghỉ mát ở Việt Nam như Tam Đảo, Sapa, Bà Nà, Đồ Sơn... có đông đảo một đội ngũ phu gánh kiệu. Nếu tại các khu nghỉ mát miền núi, phu gánh kiệu thường là nam giới, thì tại Đồ Sơn công việc kiếm sống nặng nhọc này phần lớn lại do phụ nữ đảm nhiệm.

"Đi lại ở trong Đồ Sơn, thời ấy, người ta thường đi bằng song loan như kiểu những cái song loan mà các bà các cô vẫn ngồi về vụ trảy hội chùa Hương bây giờ: trên hai cái đòn dài có một cái ghế mây; bốn người đàn bà, hoặc cả đàn bà đàn ông khênh nghễu nghện lên vai đi hết cả bờ tre bụi rậm. Bây giờ, người ta đã bỏ cái lối người nghèo vác người giàu lên vai rồi. Đó là một sự tiến hay lùi về nhân cách con người, ta không bàn đến làm gì vội. Chỉ biết rằng song loan mà bỏ thì Đồ Sơn cũng có mất vui đi chút ít: người ta không còn được thấy cái quang cảnh những người khiêng song loan đứng ở trước cửa những khách sạn đợi những ông tây bà đầm đi chơi. "

(VŨ BẰNG - Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội, s. 117 (28/6/1942)

131_001

Khách hàng là những ông Tây, bà Đầm thực dân

493_001

và những người Việt giầu có

Phu kieu Doson (2)

Bốn người gánh một khách

592_001

Có thể bắt gặp họ ở mọi nơi:

982_001

trên núi

269_0401

trên bãi đá bờ biển,

663_001

765_0101

bên ngoài khách sạn,

915_001

tại các điểm giải trí

220_001

gần đồn cảnh binh,

980_001

trong cuộc du ngoạn

351_001

937_001

Từ những điểm cao du khách phóng tầm mắt bao quát hết thị xã

898_001

Giờ phút nghỉ ngơi của phu gánh kiệu

Phu kieu Doson

Phu kieu Doson (1)


Nhận xét