Lễ hội Đồ Sơn
Hội chọi trâu Đồ Sơn có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ Tước Điểm Đại Vương, vị thần của vùng này. Theo truyền thuyết một năm trời đại hán, cư dân trên bán đảo Đồ Sơn cầu khấn thần linh ban cho nước ngọt để cứu mùa màng. Một đêm thượng tuần tháng tám, người dân thấy trên bờ biển một ông lão đầu tóc bạc phơ ngồi trên chiếc sập đá, tay cầm gậy trúc đang nhìn đôi trâu chọi nhau. Hình ảnh độc đáo này hiện lên rồi biến mất trong khoảnh khắc và sau đó, một trận mưa lớn đổ xuống giúp cho năm ấy mùa màng bội thu. Người dân cho rằng thần linh giáng hạ nên lập đền thờ, cúng tế. Do không biết tên vị thần để cúng khấn nên các bô lão làm lễ xin thần cho biết tên hiệu. Sáng hôm sau các cụ nhìn thấy trên mâm bột gạo trắng của đồ lễ có dấu chân chim sẻ. Vì vậy hội đồng bô lão thống nhất đặt tên hiệu của thần là “Điểm Tước Đại Vương” (chân chim sẻ). Từ đó, hằng năm người dân Đồ Sơn tổ chức lế tế thần vào ngày 9, 10 tháng 8 và tổ chức chọi trâu để mua vui cho thần Điểm Tước với mong muốn thần phù hộ cho làng xã.
Nói tới hội chọi trâu Đồ Sơn, người ta hình dung về những trận chiến nảy lửa giữa những chú trâu được chọn lựa và chăm sóc kĩ lưỡng. Tuy nhiên, những bức ảnh chụp hội chọi trâu Đồ Sơn của người Pháp lại chú trọng phản ánh phần hội tưng bừng của người dân vùng biển.
Kết thúc cuộc chọi, trâu thắng được đưa về đình lễ tế thần.
Phần thưởng cho người thắng cuộc là một lá cờ vóc hồng thêu hai chữ "Thượng Đẳng", một bát hương bằng đá xanh đem theo đám rước trở về.
Người chiến thắng rời đình bắt đầu cuộc diễu quanh làng.
Hai bộ ảnh được vài hãng khác nhau phát hành, nhưng các chi tiết trong ảnh cho thấy chúng được chụp cùng một thời điểm bởi một tác giả. Chú thích cho biết hội diễn ra ngày 15/08/1904
Ông Tây bám theo đoàn rước
Kiệu được rước ra khỏi đình
ngang qua những cánh đồng làng
Phấp phới cờ phướn,
rộn rã tiếng trống, tiếng thanh la
Lễ hội tiếp tục diễn ra trên bãi biển
Người Việt, người Pháp cùng tham gia
Quang cảnh náo nhiệt
Thi bắn chim trên bãi biển
Nhận xét
Đăng nhận xét