Huế Xưa - Nhà thờ Phủ Cam


Nhà thờ chính tòa Phủ Cam tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây là một trong những giáo đường to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế.



Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket

Hình ảnh đời sống bên dòng kênh An Cựu

Vào thế kỷ 17, dưới thời các chúa Nguyễn, "Phủ Cam" vốn là một phủ, là chỗ ở của các hoàng tử. Thời gian đó, đa số các nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Huế chỉ là những nhà nguyện đơn giản với sườn gỗ, mái tranh. Khi các vua chúa Việt Nam hạ lệnh cấm đạo gay gắt thì chúng bị triệt đi. Dưới thời Pháp thuộc, các nhà thờ được xây dựng trở lại và dần được nâng cấp thêm khang trang, bề thế. Nhà thờ Phủ Cam là một trường hợp như vậy.



Photobucket

Ngôi nhà của một nhà truyền giáo phương Tây

Năm 1682, linh mục Langlois cho xây dựng nhà nguyện Phủ Cam bằng tranh tre tại xóm Đá, sát bờ sông An Cựu. Hai năm sau, linh mục đã cho triệt giải nhà nguyện này và mua đất trên đồi Phước Quả để xây dựng một nhà thờ to lớn hơn và kiên cố bằng đá, lúc đó nhà thờ quay về hướng Tây. Đó là một công trình to lớn, chắc chắn và được chúa Nguyễn Phúc Tần thán phục. Nhưng đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu, vào năm 1698, ngôi nhà thờ ấy bị triệt giải hoàn toàn.

Sau đó 2 thế kỷ, vào năm 1898, Giám mục Eugène Marie Allys (Đức Cha Lý) đã cho xây mới Nhà thờ Phủ Cam bằng gạch, mái lợp ngói khá đồ sộ ở vị trí cũ nhưng mặt quay về hướng Bắc. Công trình này do chính Giám mục thiết kế và giám sát thi công đã hoàn thành vào năm 1902.



942_001

Nhà thờ Phủ Cam năm đầu thế kỉ trước

146_001

Cùng thời gian

842_001

Trước năm 1904

Photobucket

Trước 1930

Photobucket


Photobucket


Photobucket

Hơn nửa thế kỉ đã qua, rêu phong trên những bức tường



Photobucket

Tem thư và bưu ảnh nhà thờ Phủ Cam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hoà

Photobucket

Hình ảnh nhà thờ trong một dịp lễ

Photobucket

Nhà thờ Phủ Cam năm 1961, trước khi bị phá bỏ để xây lại. Đường phố khang trang.

Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket


Photobucket

Thiếu nhi công giáo sinh hoạt trên sân nhà thờ.

Sau khi Giáo phận Huế được nâng lên hàng Tổng giáo phận và Tổng giám mục Phêrô Martinô Ngô Đình Thục từ Vĩnh Long về nhận chức Tổng giám mục Huế, ông đã cho phá hủy toàn bộ nhà thờ Phủ Cam cũ và khởi công xây cất Nhà thờ chính tòa mới với đồ án do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thực hiện.

Ðầu năm 1963, nhà thờ bắt đầu được khởi công xây dựng. Trong khi việc xây dựng đang tiến hành thì xảy ra cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, tổng thống Ngô Đình Diệm bị sát hại và Tổng giám mục Ngô Đình Thục lúc đó đang họp Công đồng tại Roma, vì hoàn cảnh chính trị không trở về Việt Nam, việc xây dựng cũng bị chững lại.

Tuy việc xây dựng vẫn được tiến hành song tiến độ rất chậm chạp, tới năm 1967 nhà thờ mới lên được phần Cung thánh.

Trong sự kiện Tết Mậu Thân (1968), bom đạn đã làm hư hại phần lớn công trình kiến thiết nhà thờ và việc xây dựng đã gặp nhiều trở ngại mãi cho đến trước 1975 vẫn chưa hoàn thành.



Photobucket

Nhà thờ Phủ Cam sau Mậu Thân 1968

Sau thống nhất đất nước, do hoàn cảnh, mọi công tác xây dựng đều tiến hành chậm chạp, và đến năm 1995, phần thân nhà thờ về cơ bản được hoàn thành.

Năm 1999, để chuẩn bị cho hai ngày 28 và 29 tháng 6 năm 2000, là ngày Tổng Giáo phận Huế Thánh Hiến Nhà thờ chính tòa Phủ Cam nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày thành lập Giáo Phận Huế (kể từ khi tách rời khỏi Giáo phận Đàng Trong), Tổng giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể hạ quyết tâm bằng đủ mọi cách phải hoàn thành các trang trí bên trong nhà thờ và hai tháp chuông trước tiền đường. Công trình xây cất đã hoàn tất vào tháng 5 năm 2000.

Như thế, trải qua 3 đời Giám mục - từ Tổng giám mục Ngô Đình Thục đến Tổng giám mục Nguyễn Kim Điền và Tổng giám mục Nguyễn Như Thể - sau gần 40 năm xây dựng, nhà thờ chính tòa Phủ Cam mới hoàn thành với diện mạo như hiện nay.



Nhận xét