Huế Xưa - Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng)


Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng.  Trải qua thời gian với những biến cố lăng đã trở nên đổ nát. 

Lăng Thiệu Trị có tên chữ là Xương Lăng, nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng độc đáo. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây-Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Cách lăng 8 km về phía trước, ngọn núi Chằm sừng sững được chọn làm tiền án. Dòng sông Hương chảy qua trước mặt làm yếu tố minh đường. Ngay cách chọn “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ” cũng có những nét khác thường: đồi Vọng Cảnh ở bên này sông được chọn làm “rồng chầu”, nhưng “hổ phục” lại là ngọn Ngọc Trản ở bên kia sông. Đằng sau, núi Kim Ngọc xa mờ trong mây được chọn làm hậu chẩm; đồng thời, những người kiến trúc lăng còn đắp thêm một mô đất cao lớn ở ngay sau lăng để làm hậu chẩm thứ hai. Một nét riêng khác là lăng không có La thành bao quanh. Nếu ở lăng Gia Long, La thành bằng gạch được thay thế bởi vô số núi đồi bao quanh như một vành đai tự nhiên, hùng tráng bảo vệ giấc ngủ cho vị tiên đế triều Nguyễn thì ở lăng Thiệu Trị, những cánh đồng lúa mượt mà, những vườn cây xanh rờn ở chung quanh được xem là La thành. Chính vòng La thành thiên nhiên đó tạo cho cảnh quan lăng Thiệu Trị sự thanh thoát và yên bình. Ông vua vốn được tiếng là thương dân đã yên nghỉ giữa ruộng vườn tươi tốt như cuộc đời bình dị của ông, không trăn trở nghĩ suy, không cầu kỳ, phức tạp mà mộc mạc thân quen vô cùng.

Thiệu Trị tên là Nguyễn Phúc Miên Tông, con trai trưởng của vua Minh Mạng. Lên ngôi giữa tuổi 34, nhà vua trị vì được 7 năm (1841-1847) thì băng hà, hưởng thọ 41 tuổi. Sinh thời, nhà vua chưa lo nghĩ đến cái chết của mình, phần nữa, không muốn binh dân hao tổn quá nhiều sức lực và của cải nên ông chưa xây cất Sơn lăng. Cho đến lúc chuẩn bị ra đi, nhà vua đã trăn trối với người con trai sắp kế vị rằng: “Chỗ đất làm Sơn lăng nên chọn chỗ bãi cao, chân núi cận tiện, để dân binh dễ công việc. Con đường ngầm đưa quan tài đến huyệt, bắt đầu từ Hiếu Lăng, nên bắt chước mà làm. Còn điện vũ liệu lượng mà xây cho kiệm ước, không nên làm nhiều đền đài, hao phí đến tài lực của binh dân”.

Vâng mệnh cha, vua Tự Đức đã sai các quan Địa lý đi chọn đất xây lăng. Họ tìm được cuộc đất tốt ở chân núi thấp thuộc làng Cư Chánh, cách Kinh Thành chừng 8km để xây cất lăng mộ. Ngọn núi ấy được đặt tên là núi Thuận Đạo và lăng ấy có tên là Xương Lăng.

Quá trình xây cất Xương Lăng diễn ra nhanh chóng và gấp rút, nên chỉ sau ba tháng thi công, các công trình chủ yếu đã hoàn thành. Ngày 14-6-1848, vua Tự Đức thân hành lên Xương Lăng kiểm tra lần cuối. 10 ngày sau, thi hài vua Thiệu Trị được đưa vào an táng trong lăng sau 8 tháng quàn tại điện Long An ở cung Bảo Định. Vua Tự Đức viết bài văn bia dài trên 2.500 chữ, cho khắc lên tấm bia “Thánh đức thần công”, dựng vào ngày 19-11-1848 để ca ngợi công đức của vua cha.

Photobucket

Lăng Thiệu Trị qua ảnh vệ tinh. Phần tẩm điện nằm ở bên trái (không có trong ảnh) bị một vùng mây che khuất. Từ Tây Bắc sang Đông Nam: hồ Nhuận Trạch, Nghi môn, sân Bái Đình, Bi Đình, Lầu Đức Hinh (đã đổ nát) với hai cột trụ biểu, ba cây cầu bắc qua hồ Ngưng Thuý dẫn đến Bửu thành (khu rừng thông hình tròn)

Tổng thể kiến trúc của lăng Thiệu Trị là sự kết hợp và chọn lọc từ mô thức kiến trúc của lăng Gia Long và lăng Minh Mạng. Xương Lăng giống với Thiên Thọ Lăng ở chỗ đều không có La thành, khu vực lăng mộ và tẩm điện biệt lập, song song với nhau. Xương Lăng lại giống Hiếu Lăng ở cách thức mai táng và xây dựng toại đạo, Bửu Thành hình tròn với hồ Ngưng Thúy hình bán nguyệt bao bọc ở phía trước. Lăng gồm hai khu vực: lăng và tẩm. Phần lăng nằm ở bên phải, phía trước có hồ Nhuận Trạch thông với hồ Điện ở trước khu tẩm qua một hệ thống cống ngầm và nối với hồ Ngưng Thúy ở trước Bửu Thành, tạo thế “chi huyền thủy” chảy quanh co trong lăng.

548_001

Đường vào lăng
 
Copy (2) of 138_001

Nhìn từ hồ Nhuận Trạch

Lang Thieu Tri (34)

614_001

Ngay sau hồ Nhuận Trạch là nghi môn bằng đồng đúc theo kiểu “long vân đồng trụ”...

Lang Thieu Tri (11)

... dẫn vào Bái Đình rộng lớn. Bức ảnh này ghi chú nhầm là lăng Tự Đức

Lang Thieu Tri (29)

Hai hàng tượng đá tạc voi, ngựa và 5 vị quan quân ...

613_0031

... đứng chầu hai bên tả, hữu sân

Lang Thieu Tri (23)

Bi Đình có dạng phương đình

057_001

Trong 3 hàng bậc đá dẫn vào khu này, chỉ có bậc thềm ở giữa dẫn lên Bi Đình

Copy of 138_001

138_001

Lang Thieu Tri (30)

Tiếp sau Bi Đình là lầu Đức Hinh...

Lang Thieu Tri (13)

 ... ngự trên một quả đồi thấp hình mai rùa.

Lang Thieu Tri (48)

Đăng đối hai bên lầu Đức Hinh là hai trụ biểu ghi công lao của vua

Lang Thieu Tri (49)

Các nhà thiết kế lăng Thiệu Trị đã tách riêng khu vực tẩm điện trong lăng Minh Mạng rồi cải tiến, sửa đổi cho phù hợp với cảnh quan của Xương Lăng để tạo ra đồ án thiết kế lăng này. Chính vì thế mà Bi Đình và lầu Đức Hinh ở Xương Lăng mang dáng vóc của Bi Đình và Minh Lâu ở lăng Minh Mạng.

Lang Thieu Tri (33)

Mặt sau lầu Đức Hinh, trụ biểu lấp ló sau hàng cây

303_001

Đứng trên lầu Đức Hinh, phóng tầm mắt ra phía sau sẽ thấy một cảnh quan trác tuyệt. Hồ Ngưng Thúy như vầng trăng xẻ nửa án ngữ trước Bửu Thành. Bên trên hồ có 3 chiếc cầu: Đông Hòa (phải), Chánh Trung (giữa) và Tây Định (trái), dẫn đến Bửu Thành - nơi đặt thi hài của nhà vua. Xa hơn về phía phải của lăng có gác Hiển Quang - nơi nghỉ ngơi, suy tưởng của nhà vua ở cả cõi âm lẫn cõi dương.

Lang Thieu Tri (22)

Cầu Chánh Trung dẫn đến bậc tam cấp của Bửu Thành. Xem ảnh hiện tại

52

Lầu Đức Hinh nhìn từ Bửu Thành. Xem ảnh hiện tại

Lang Thieu Tri (35)

Cầu Tây Định và cầu Chánh Trung

Lang Thieu Tri (36)

Cầu Chánh Trung và cầu Đông Hòa

Lang Thieu Tri (45)

Hai đầu cầu Chánh Trung có cổng đồng trang trí các bức pháp lam

Có lẽ do yếu tố địa lý không cho phép kiến tạo Xương Lăng theo một trục dọc như Hiếu Lăng nên khu vực điện thờ được xây dựng riêng, cách lầu Đức Hinh 100m về phía trái. Ngay sau hồ Điện có một nghi môn bằng đá cẩm thạch, bên trên là những liên ba và một bầu Thái cực hình nậm rượu bằng pháp lam, trang trí hoa lá vui mắt và sinh động. Bức hoành phi nằm giữa những hoa văn trang trí với 4 chữ Hán: “Minh đức viễn hỷ” (Đức sáng cao xa vậy!) như muốn ghi mãi vào không trung tài đức của nhà vua.

Bước lên tam cấp dẫn vào khu vực điện Biểu Đức, du khách sẽ đi qua Hồng Trạch Môn nhìn về phía Bắc, một dạng vọng lâu như Hiển Đức Môn (ở lăng Minh Mạng) và Khiêm Cung Môn (ở lăng Tự Đức sau này). Chính giữa là điện Biểu Đức, nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu Từ Dũ. Trong chính điện, trên những cổ diêm ở bộ mái và ở cửa Hồng Trạch, du khách sẽ đọc được hơn 450 ô chữ chạm khắc các bài thơ có giá trị về văn học và giáo dục. Các công trình phụ thuộc như Tả, Hữu Phối Điện (trước), Tả, Hữu Tùng Viện (sau) quây quần chung quanh điện Biểu Đức càng tôn thêm vẻ cao quý của chính điện. Bên kia hồ Điện, hòn Bàu Hồ làm bình phong cho khu vực điện thờ, lác đác những bóng thông già ngạo nghễ vươn mình lên trời xanh, bất chấp mưa nắng, gió bão, như khí phách người quân tử.

50

Toàn cảnh khu điện thờ từ phía hồ Điện

Lang Thieu Tri (24)

Hồ Điện và nghi môn bằng đá cẩm thạch

Lang Thieu Tri (39)

Với người Pháp, nơi thờ cúng đều gọi chung là chùa (pagode)

Lang Thieu Tri (16)

Phía bên kia Hồ Điện là một bức bình phong

225_001
 

Một phần bức bình phong ở bìa trái ảnh

Lang Thieu Tri (3)

Người thợ ảnh mắc sai lầm khi tô mầu đồng cho nghi môn đá. Những bậc thềm đá dẫn tới Hồng Trạch Môn, chiếc cổng trên cao. Sau khung cửa để mở ta có thể nhận ra điện Biểu Đức, nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu Từ Dũ.

706_001

Lang Thieu Tri (43)

Hồng Trạch Môn

Lang Thieu Tri (7)

Hồng Trạch Môn nhìn từ trong khu tẩm điện

Lang Thieu Tri (4)

Giống các khu điện khác, điện Biểu Đức được trang trí bằng nhiều bồn cảnh phía trước

763_001

280_001

Những người phụ nữ trông coi việc thờ cúng trong lăng

Vua Thiệu Trị nằm đó, yên giấc ngàn thu trong khung cảnh thanh bình của đồng quê và sự quây quần của quyến thuộc, mặc thế sự đổi thay, mặc con tạo xoay vần. Chếch về phía trước lăng là lăng Hiếu Đông của bà Hồ Thị Hoa (mẹ vua). Bên trái phía sau là Xương Thọ Lăng của bà Từ Dũ (vợ vua) và không xa phía trước là khu mộ “tảo thương” - nơi có nhiều ngôi mộ của các ông hoàng, bà chúa nhỏ bé, con vua Thiệu Trị. Tất cả quây quần, đoàn tụ với nhau. Chính khu lăng này là sự thể nghiệm nét đẹp giản đơn để 16 năm sau, một Khiêm Lăng trữ tình và thơ mộng ra đời, đánh dấu một bước ngoặt vinh quang trong nghệ thuật kiến trúc triều Nguyễn.

Lang Thieu Tri (31)

Lăng của bà Hồ Thị Hoa (mẹ vua Thiệu Trị)

Tham khảo:


Nhận xét