Đà Lạt - Những kiến trúc Pháp nổi tiếng


Đà Lạt là đô thị đầu tiên duy nhất ở Việt Nam mà ngay từ đầu hình thành đã được thiết kế quy hoạch bài bản từ năm 1923). Đà Lạt có nhiều công trình xây dựng đặc sắc, phần nhiều mang đặc trưng của kiến trúc kiểu Pháp. Phần lớn ảnh từ trang Belleindochine.free.fr 


Dinh I nguyên đây là biệt thự của nhà triệu phú người Pháp - Robert Clément Bourgery, chủ nhà máy điện ở Thượng Hải. Sau được dùng làm Tổng hành dinh của Bảo Đại

http://lh4.ggpht.com/_j8mqjBTn3vY/R8QRnBNruyI/AAAAAAAACWQ/1VDV3vk5HqU/Dalat_Dinh2.jpg

Dinh II: Dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền


Dinh III: Biệt thự nghỉ hè của Bảo Đại


Biệt thự Long Mỹ quận công Nguyễn Hữu Hào (cha mẹ Nam Phương Hoàng hậu)


Biệt thự Phi Ánh xây dựng vào năm 1928, mô phỏng kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha. Năm 1940, Bảo Đại mua lại biệt thự này để tặng cho thứ phi Phi Ánh. Đọc thêm Phát lộ những bí ẩn trong biệt thự đá ở Đà Lạt


Trường Đức Bà Lâm Viên được xây dựng từ năm 1934 đến 1936


Đây là trường nữ sinh nội trú do các tu sĩ dòng Đức Bà thành lập. Hoàng hậu Nam Phương từng theo học trường này


Nay là trường dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng


Tu viện Đức Bà Lâm Viên trong khuôn viên trường


Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt thường được gọi là Nhà thờ Con gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn biểu tượng cho thánh Phê-rô


Nhà thờ được khởi công xây dựng từ năm 1931, đến năm 1942 hoàn thành


Nhà thờ Domaine de Marie


Mặt tiền


Phía bên trong nhà thờ có một vườn hoa tuyệt đẹp


với hai cây tùng trên 75 năm tuổi


Nhà thờ Tin Lành Đà Lạt








Trường học đầu tiên ở Đà Lạt là trường dạy cho con em người Pháp, khai giảng vào ngày 20-12-1919, mang tên École française, sau đó đổi tên lại thành trường Nazareth. Lúc đầu qui mô trường còn nhỏ, chỉ nhận trẻ em từ 4-6 tuổi, dạy mẫu giáo và lớp đồng ấu (Cours enfantin). Đến năm 1930, trường được mở rộng đến lớp dự bị (Cours préparatoire) và lớp sơ đẳng (Cours élémentaire)

lycee Yersin

Toàn cảnh Grand Lycée Yersin (trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt ngày nay)


Grand Lycee được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Dãy lớp học được xây hình vòng cung, với điểm nhấn là tháp chuông. Phía bên ngoài tháp chuông trước đây có 1 đồng hồ nhưng đã bị tháo dỡ, chỉ còn lại vết tích in trên nền gạch. Bên trên tháp chuông cũng không còn chuông.


Trường được thành lập năm 1927 dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có.


Các khối nhà phòng học bao quanh khuôn viên sân trường được kết nối bằng các dãy nhà hành lang.


Tháng 6/1936 Grand Lycée hợp nhất cùng Petit Lycée thành trường Grand Lycee Yersin, để ghi nhớ công ơn của BS Yersin.


Ga Đà Lạt là ga duy nhất của Việt Nam được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia


Ga được xây dựng từ năm 1932 đến năm 1936 thì hoàn thành. Các kiến trúc sư đã thể hiện hình tượng dãy núi Langbian qua 3 vòm mái của nhà ga.


Tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt dài 84 km là tuyến đường sắt răng cưa duy nhất của Việt Nam từ trước đến nay. Sau 1975 hệ thống răng cưa này đã bị tháo dỡ bán sắt vụn gần hết. Ga Đà Lạt hiện nay chỉ còn một chiếc đầu máy xe hỏa hơi nước chạy bằng than củi, 2 chiếc khác đã được Bảo tàng Xe lửa Thụy Sĩ mua lại.


Bưu điện


Khách sạn Lang Bian Palace xây dựng năm 1922


Ngày nay là khách sạn Dalat Palce sau khi có thời đổi thành Sofitel Dalat Palace


Viện Paster xây dựng năm 1935


Nhà Hải quan hiện nay là nhà trẻ bán công


Toà nhà CLB golf Palace


Sở địa dư Đông Dương nay là Xí nghiệp Bản đồ Đà lạt

Nhận xét

  1. Tòa nhà Bưu điện trước kia là một cửa hàng bách hóa Grands Magasins de Dalat
    [img]http://i264.photobucket.com/albums/ii192/ttnhan63/Da%20Lat/Copyof134_001_zps4830fc72.jpg[/img]

    Trả lờiXóa
  2. Bạn có nhận ra hình ảnh xưa này?
    [img]http://i264.photobucket.com/albums/ii192/ttnhan63/Da%20Lat/Copyof010_001_zps1e576166.jpg[/img]

    Trả lờiXóa
  3. Ga Đà Lạt xưa
    [img]http://i264.photobucket.com/albums/ii192/ttnhan63/Da%20Lat/Copyof557_001_zps122de0d3.jpg[/img]

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét