Ngày xưa - Thành Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đường quốc lộ lên ải Bắc chạy qua, nên vị trí quân sự của Bắc Ninh cực kỳ hệ trọng. Trấn lỵ của trấn Bắc Ninh trước kia ở xã Đáp Cầu thuộc huyện Võ Giàng. Tháng 2 năm Giáp Tý (1804), vua Gia Long cho dời trấn lỵ cũ đến xã Lỗi Đình thuộc huyện Tiên Du. Năm 1831 trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, đây là một tỉnh rất lớn bao gồm toàn bộ Bắc Ninh hiện nay, gần hết Bắc Giang, một phần Hà Nội, một phần Vĩnh Phúc và một ít của Lạng Sơn.
Thành Bắc Ninh là thành cổ đầu tiên của Việt Nam được xây dựng theo hình lục giác. Đó là một trong bốn tòa thành đẹp nhất vùng Bắc Kỳ thời bấy giờ. Theo hệ đo lường cổ Việt Nam, chu vi thành dài 532 trượng 3 thước 2 tấc, tường gạch cao 9 thước. Xung quanh có hào rộng 4 trượng sâu 5 thước. Trên bản đồ vệ tinh, thành bắc Ninh, với những hào nước bao quanh, hiện ra như một ngôi sao xanh sáu cánh. Về quy mô, đây là một thành lớn sau thành Hà Nội, chứng tỏ sự quan tâm của triều Nguyễn đối với tầm quan trọng mọi mặt của đất Bắc Ninh. So sánh quy mô thành Bắc Ninh và thành Huế trên bản đồ Google tại đây
Lúc đầu, thành Bắc Ninh chỉ được đắp bằng đất, cho tới năm Minh Mạng thứ 6 (1825), thành được xây lại bằng đá ong và cuối cùng xây lại bằng gạch vào thời Thiệu Trị (1841). Thành có 6 cạnh, nhưng theo phong thuỷ người xưa chỉ mở 4 cửa. Lúc mới làm mở 3 cửa: trước, sau và bên phải. Khoảng 9 năm sau mới làm thêm cửa thứ 4 (bên trái). Mỗi cửa đều có cầu đi qua hào. Cửa thành trên vuông, dưới vuông, hai bên xây tường đất, gạch đá lẫn nhau. So sánh ảnh Hocquard chụp cửa phía Nam năm 1884 với ảnh hiện tại ở đây
Trục chính của thành chạy theo hướng Nam - Bắc với hai cây cầu rất đẹp dẫn vào thành. Ngay sau cửa Nam là Kì Đài.
Thời nhà Nguyễn, Thành Bắc Ninh là trung tâm bộ máy cai quản hành chính hai tỉnh Bắc Ninh - Thái Nguyên. Trong thành có sắp xếp các bộ phận gồm Doanh trấn thủ, Ðài bác vọng, kho thuốc súng, nhà Công đồng. Hình ảnh kho gạo và chòi canh trong thành
Giống như các toà thành khác, trong thành Bắc Ninh có Chính điện, nơi các vua triều Nguyễn làm việc với quan lại địa phương mỗi khi du hành đến vùng đất này.
Nằm trong một địa bàn chiến lược quan trọng, Thành Bắc Ninh vừa trở thành một trung tâm hành chính của một vùng, vừa là một vị trí quân sự kiên cố. Để chuẩn bị cho những kế hoạch quân sự ở Bắc Kỳ, người Pháp đánh giá "Thành Bắc Ninh không quan trọng về mặt buôn bán nhưng nó là một địa điểm được lựa chọn tốt chi phối các con đường Thái Nguyên, Lạng Sơn và Hải Dương". Trong khi đó, giữa năm 1882 quân đội Mãn Thanh cũng tràn đến Bắc Ninh để tranh giành ảnh hưởng và lãnh thổ. Cách xử sự của triều đình Huế là: "Nước ta ở giữa hai nước lớn. Đối với nước Thanh thì nước ta là kẻ phiên phục ngàn năm, theo nghĩa không thể nào đoạn tuyệt. Mà đối với Pháp lại là nước xa lửa gần, thế buộc không thể dừng được, chi bằng cứ đứng trung lập, đợi hai bên hành động thôi". Do thái độ đó của nhà Nguyễn, Pháp ngày càng lấn tới trong âm mưu chiếm Bắc Ninh. Khi đó trong thành tập trung khá đông quân đội Việt và quân đội Thanh. Nhưng trước sự thất thủ của thành Sơn Tây, quán triệt chủ chương của triều đình, tổng đốc Bắc Ninh Trương Quang Đản đã cho rút quân ra khỏi thành về đóng ở huyện Tiên Du. Và cuộc chiến diễn ra chủ yếu giữa quân Pháp và quân Thanh.
Đồn của quân Thanh (giặc Cờ Ðen - theo cách gọi dân gian) dựng lên ở Bắc-Ninh
Chiến luỹ của quân Thanh
Diễn biến trận đánh được miêu tả tỉ mỉ trên Wikipedia. 17 giờ 50 ngày 12.03.1884 Pháp chiếm được thành Bắc Ninh. Hình ảnh những khẩu pháo im tiếng trên bức tường thành lẻ loét vì bị quân Pháp oanh tạc.
Vũ khí của quân Thanh bị Pháp tịch thu
Trên đường tháo chạy về Thái Nguyên, quân Thanh đã bỏ lại nhiều súng ống, đạn dược và hàng trăm khẩu đại bác.
Voi của Tổng Ðốc Bắc-Ninh cũng trở thành chiến lợi phẩm?
Thành Bắc Ninh nhìn từ ngoài vào. Góc chụp từ hướng Đông Nam. Lọt vào khuôn hình ở góc trái phía dưới một thanh ray xe hoả
Thành Bắc Ninh nhìn từ ngoài. Góc chụp từ hướng Tây Nam. Trên mặt thành, nằm đối xứng hai bên cửa thành hình vuông là những đài (nhà dài)
Bức ảnh chụp năm 1912. Thấy rõ lính tập Bắc Kì và lính Pháp trên cầu, bốt canh đặt ở cổng, và cả dãy lán nghỉ chân bên bờ hào (có lẽ nó được dựng dành cho người nhà binh lính người Việt trong lúc chờ đợi)
Hơn 100 năm qua nơi này luôn luôn là công trình quân sự. Hiện tại đây bộ đội Việt nam đóng ở đây. Việc chụp ảnh bị cấm nghiêm ngặt. Tuy ít nhưng cũng có người chụp được, dù bị đe doạ tịch thu máy ảnh (bấm vào đây xem ảnh hiện tại)
Cùng thời gian với bức ảnh trước. Góc chụp này cho thấy toà nhà 3 tầng đã mọc lên trong thành cổ
Dòng lưu bút của khách hàng miêu tả rất kĩ khu thành cổ: tường thành, cầu qua hào, nhà ở của chỉ huy và toà nhà 3 tầng là văn phòng binh đoàn nằm ở góc Đông Nam của thành.
Phụ ảnh của bức trước
Định hướng theo vị trí văn phòng binh đoàn, thì đây là góc chụp từ phía trong thành nhìn ra thị xã, vẫn thấy lấp ló nóc nhà thờ phía xa.
Và đây là hướng nhìn về phía Thị Cầu.
Cũng giống số phận thành Hà nội, thành Bắc Ninh bị biến thành một trại lính khổng lồ.
Ngày nay nó là Học viện Chính trị quân sự - khu vực cấm vào đối với người dân. Nhìn trên Google Map vẫn thấy rất nhiều công trình được bố trí theo kiểu trại lính.
Ta quay trở lại Cửa Nam vào năm 1910 để khám phá trục chính của toà thành. Trên mặt thành khi đó chưa có những ngôi nhà đài. Từ lâu, trên cột cờ tung bay lá cờ 3 mầu của nước Pháp.
Băng qua cây cầu dẫn vào thành cổ. Toàn cảnh thị xã phía bên trái. Nhà thờ chính toà nổi bật với tầm cao của mình.
Thị xã nhìn thẳng từ Kì đài, cây cầu bị cổng thành che khuất.
Toàn cảnh thị xã phía bên phải cây cầu với ngôi nhà kiến trúc kiểu Pháp
Tầu hoả chạy ngang qua.
Ghi chú của khách hàng trên tấm bưu thiếp chỉ rõ bức hình chụp phía Nam thành, xa xa chỗ đánh dấu + là con đường đi Phả Lại
Ống kính thấp xuống thấy rõ các bức tường thành vuông vức. Thị xã bên ngoài thành được quy hoạch gọn gẽ, nhiều cây xanh.
Trên đỉnh Kì đài có một vọng gác. Đó chính là nơi chụp những bức ảnh toàn cảnh trên.
Từ xa tới gần: Cửa phía Nam, Kì Đài, và bức bình phong trước Chính điện
Trong kiến trúc truyền thống, một trong những cách khắc phục, hạn chế tối thiểu những yếu tố xấu, phát huy tối đa những yếu tố tốt về phong thuỷ là dùng bình phong. Nó còn kiêm thêm chức năng trang trí mỹ thuật. Với các công trình ngoài trời, bình phong được xây bằng gạch, đá, có kích thước lớn, được trang trí, trạm chổ công phu.
Hình trang trí trên bình phong được đắp nổi và cẩn các mảnh sứ với đôi rồng chầu mặt trời hay các linh vật như long mã.
Khu vực trước tấm bình phong chính điện biến thành mộ sân tenis của lính Pháp. Sự hiện diện của phụ nữ và trẻ con cho thấy gia đình binh sĩ cư ngụ trong thành cổ này.
Cho mình hỏi. Bạn lấy tấm ảnh chú voi của tổng đốc bắc ninh ở đâu vậy? Nếu không phải ở đây:
Trả lờiXóahttp://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page1/photo_docteur_hocquard_1_vn.htm
thì cho mình xin đường linh được không? Vì đây không phải voi của tổng đốc Bắc Ninh
Chính là ở đó anh ạ.
XóaÔng bác sĩ hocquard chụp tấm ảnh này thì nói voi của tổng đốc Sơn Tây. Có lẽ người chú thích ảnh là một người khác nên đã chua nhầm sang tổng đốc Bắc Ninh.
Xóa