Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2011

Bưu ảnh tô mầu - Hoạt động quân sự

Hình ảnh
Giới chức quân sự Trung Hoa chào đón chuyến viếng thăm của phái đoàn Pháp trên Ải Nam Quan Binh lính Pháp tại Sài Gòn luyện tập cho lễ duyệt binh ngày Quốc khánh Pháp Diễn tập quân sự Thời Pháp thuộc lính khố đỏ và lính khố xanh gọi chung là lính tập. Đây là lực lượng vũ trang của chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương dùng người bản xứ làm quân đội chính quy trong việc đánh dẹp. Lính khố đỏ Nam Kỳ ( tirailleurs annamites, tirailleurs cochinchinois hay tirailleurs saigonnais ) Lính khố đỏ Nam Kĩ tập luyện Lính khố đỏ Nam Kĩ tập luyện Trong doanh trại Lính khố đỏ Bắc Kỳ (tirailleurs tonkinois) trong thành Hà Nội . Danh từ "lính khổ đỏ" xuất phát từ quân phục của nhóm này gồm quần áo chẽn, nón dẹp (sau đổi nón chóp), và giải thắt lưng màu đỏ buộc ở bụng, đầu giải buông thõng ở bẹn giống như cái khố nên người dân Việt mới gọi là "khố đỏ" tuy đúng ra người lính mặc quần chứ không phải khố. Hành quân Chờ chụp ảnh Bên thành cổ Nam Định Ngoài lính khố đỏ còn có lính khố x...

Ngày xưa Cửa Tùng

Hình ảnh
Cửa Tùng, một bãi biển đẹp trải dài gần 1 km,  nằm ở thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), kề sát cửa dòng sông giới tuyến Hiền Lương. Địa điểm từng được người Pháp mệnh danh là Nữ hoàng của các bãi tắm (La Reine des plages) thu hút du khách quốc tế nhiều nhất trong tour DMZ (du lịch khu phi quân sự). Vùng bờ biển miền Trung là nơi thường xảy ra những trận gió to, sóng lớn, bão tố thất thường, nhưng Cửa Tùng lại là nơi hiền hòa, kín gió, tàu thuyền đánh cá của ngư dân có thể neo đậu an toàn nhờ hai bãi đá ngầm ăn sâu ra biển từ hai phía là Mũi Si và Mũi Lai tạo nên một cái vịnh nhỏ kín đáo và không có các dòng hải lưu cuốn xoáy. Dưới thời Pháp thuộc, thấy khí hậu ở đây mát mẻ hiền hòa, người Pháp đã sử dụng Cửa Tùng làm nơi nghỉ ngơi, tắm biển, giải trí. Lúc đầu, Pháp lập một đồn lính, xung quanh đào hào đắp lũy. Quân Pháp ở đây được hai năm rồi rút dần, để lại nền đồn cao nhường chỗ cho một nhà nghỉ mát. Khâm sứ Trung Kỳ Brière là người thích...

VN qua bưu ảnh của hãng Crebessac (1)

Hình ảnh
Không nổi tiếng và chiếm lĩnh thị trường bằng hãng Pierre Dieulefils, nhưng các hãng xuất bản nhỏ như Crebessac đã góp phần phản ánh diện mạo đa dạng đời sống Việt Nam thời thuộc Pháp. Bộ ảnh dưới đây (Hà Nội 1903) tập trung miêu tả Hà Nội những năm đầu tiên của thế kỉ trước. Trình tự được sắp xếp theo mã số phát hành. 1. Diễn tập pháo binh 3. Kị binh An Nam 4. Dừng chân bên ngôi chùa 5. Thân binh người Thổ ở Đồng Đăng 6. Lính bảo an bản xứ 7. Đội vệ binh bản xứ 12. Diễn tập 13. Cầu Doumer (cầu Long Biên ) 14. Trường nữ sinh (trường Trưng Vương trên phố Hàng Bài) 15. Trường nữ sinh (trường Trưng Vương) và CLB nghiệp đoàn (Cung Thiếu Nhi) 16. Quảng trường Paul Bert (quảng trường Lý Thái Tổ) 17. Hội nhạc góc phố Hồ Hoàn Kiếm (nơi ngày nay là nhà hát múa rối nước Thăng Long) 19. Khách sạn Metropole 20. Nhà thờ lớn 21. Tòa thị chính (UBND thành phố trên phố Đinh ...